Chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 75)

- Hiện nay hoạt động bảo lãnh tại NHNT chưa có một quy trình hoàn thiện mà chủ yếu vẫn dựa trên quy trình tín dụng, việc xem xét và ra quyết định bảo

b) Nguyên nhân chủ quan:

3.2.1.1 Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng thể hiện ở danh mục các loại hình bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Ngân hàng phải không ngừng đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Để bảo đảm hiệu quả của chính sách sản phẩm, cần phải xác định rõ nội dung của chính sách sản phẩm, đề ra kế hoạch chi tiết từ đó phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng cung cấp của ngân hàng.

Bên cạnh việc thực hiện tốt và nâng cao chất lượng của các loại hình bảo lãnh hiện có, chi nhánh nên nghiên cứu thực hiện một số loại hình bảo lãnh mới:

- Đồng bảo lãnh: hiện nay, các khoản bảo lãnh mà chi nhánh đã và đang thực hiện có giá trị chưa lớn nên chi nhánh có khả năng tự đứng ra bảo lãnh cho khách hàng. Tuy nhiên với đà phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đất nước, chắc chắn sẽ phát sinh những yêu cầu bảo lãnh có giá trị lớn, vượt mức bảo lãnh mà chi nhánh được phép thực hiện với khách hàng. Do đó chi nhánh nên có chiến lược kết hợp tốt với những ngân hàng khác trên địa bàn nhằm thực hiện đồng bảo lãnh khi có nhu cầu. Điều này có thể giúp nâng cao uy tín của ngân hàng, tiếp cận với giao dịch bảo lãnh ở mức rủi ro thấp hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

- Bảo lãnh thanh toán thuế: Nhu cầu của các doanh nghiệp với loại hình bảo lãnh thuế rất phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo quy định của pháp luật, chủ hàng hoá xuất nhập khẩu được phép chậm nộp thuế khi thông quan hàng hoá bằng bảo lãnh thanh toán thuế của ngân hàng. Đây sẽ là công cụ tài chính hiệu quả giúp khách hàng chủ động hơn trong lưu thông hàng hoá giao thương quốc tế.

- Bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh nước ngoài dưới các hình thức phát hành thư bảo lãnh hoặc thư tín dụng dự phòng.

Để tăng tính khả thi của các loại hình bảo lãnh mới tại chi nhánh, cần: - Nghiên cứu về cung cầu của thị trường để nắm bắt được tình hình các loại hình bảo lãnh mà các ngân hàng khác trên địa bàn đang áp dụng, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.

- Tư vấn, quảng cáo cho khách hàng về các loại hình bảo lãnh mới.

- Chú ý tới chất lượng dịch vụ khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Chất lượng dịch vụ ở đây là sự thuận tiện chính xác, kịp thời trong quy trình nghiệp vụ, giải quyết đầy đủ các nhu cầu chính đáng của khách hàng. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ chính là cạnh tranh phi giá cả, tác động trực tiếp đến lựa chọn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w