Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh 1 Các văn bản quy định

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 38)

2.2.1.1 Các văn bản quy định

Từ khi ra đời, việc thực thi hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế dựa trên cơ sở khung pháp lý các quy định, quy chế sau:

Quyết định 192/QĐ-NH ngày 17/9/1992, quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 29/2/1994 về việc “Ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài”

Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 về việc “Ban hành quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng”.

Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 về quy chế bảo lãnh ngân hàng để thay thế các văn bản trước đây.

Quyết định 112/2003/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung quyết định 283

Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về bảo lãnh ngân hàng.

Quyết định 114/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM.

Quyết định 60/2009/QĐ-TTG ngày 17/04/2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg.

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quyết định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 285/2008/QĐ-NHNT của Hội đồng quản trị ngày 15/8/2008.

Trong các văn bản trên thì quyết định 26/2006/QĐ-NHNN và quyết định 285/2008/QĐ-NHNT về bảo lãnh ngân hàng là hai văn bản quan trọng nhất, tạo khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế (Trang 38)