Tham khảo mô hình Top-Down (M.Ramos, 2009) và kinh nghiệm thực

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 101)

thực tế10

Đểđánh giá được mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và BCTC, theo M.RaMos (2009), KTV bắt đầu từ các BCTC cho tới từng bước kiểm soát (top-down approach). KTV phải nhận biết các tài khoản và các quy trình giao dịch quan trọng cũng như các cơ sở dẫn liệu liên quan đến các tài khoản đó. Từ các cơ sở dẫn liệu

đó, KTV sẽđưa ra câu hỏi “rủi ro có thể xảy ra” cho mỗi cơ sở dẫn liệu. Ví dụ, “rủi ro có thể xảy ra” cho cơ sở dẫn liệu “tính đầy đủ” là một số giao dịch không được ghi nhận vào hệ thống. Nhận biết những gì sai sót có thể xảy ra sẽ giúp KTV đánh giá các mục tiêu kiểm soát (VD: Mục tiêu kiểm soát cho “sai sót” trong ví dụ trên là “đảm bảo tất cả các giao dịch được ghi vào hệ thống”. Bước tiếp theo, KTV sẽđánh giá các bước kiểm soát đáp ứng các mục tiêu kiểm soát, KTV sẽđánh giá được từng hoạt động kiểm soát tác động lên các tài khoản trong BCTC như thế nào. Đánh giá hệ thống KSNB theo phương pháp này giúp KTV tập trung vào việc đánh giá các kiểm soát liên quan trực tiếp đến BCTC, chứ không phải đánh giá tất cả các quy trình kiểm soát của doanh nghiệp. Từđó, xác định các tài khoản, giao dịch có rủi ro của sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Để đánh giá hệ thống KSNB trong việc lên kế hoạch kiểm toán BCTC. Một Công ty X đã thưc hiện các bước sau:

      

10

 Phạm Ngọc Quang, 2013. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính. Tạp Chí kinh tế và dự báo, số 11, Tr.72-74 

- Bước 1: Xác định các quy trình trong hoạt động kinh doanh của khách hàng

được kiểm toán (Quy trình bán hàng - thu tiền, mua hàng - trả tiền …). Từđó, xác

định các tài khoản hay các giao dịch có liên quan trong mỗi chu trình theo cấp độ cơ

sở dẫn liệu.

- Bước 2: Tìm hiểu quy trình và các bước kiểm soát cho mỗi quy trình.

- Bước 3: Chọn một giao dịch trong mỗi quy trình để thực hiện các bước kiểm tra nhằm xác định lại các quy trình và bước kiểm soát được tìm hiểu trong bước 2. Từ đó, xác định xem liệu có sai phạm nào trong các bước kiểm soát có tác động trọng yếu lên các cơ sở dẫn liệu của các tài khoản liên quan.

- Bước 4: Chọn nhiều giao dịch trong mỗi quy trình để thử nghiệm đối với các bước kiểm soát nhằm mục đích kiểm tra rộng hơn để xem liệu các bước kiểm soát có thực sự vận hành trong toàn bộ các giao dịch hay không và có ngăn chặn được toàn bộ các rủi ro trọng yếu hay không? Từđó đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro trên mỗi cơ sở dẫn liệu thuộc mỗi tài khoản tương ứng.

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ minh họa quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Báo cáo tài chính

Tiền Phải thu Phải trả Doanh thu

Tính Đầy đủ Tính hiện hữu Giá trị Rủi ro 1 Rủi ro 2 Rủi ro 3 Mục tiêu kiểm soát A Mục tiêu kiểm soát B Mục tiêu kiểm soát C Hoạt động kiểm soát A Hoạt động kiểm soát B Hoạt động kiểm soát C Từ BCTC, KTV đánh giá Các tài khoản, các giao dịch trọng yếu Nhận biết các cơ sở dẫn liệu cho mỗi tài khoản Đánh giá rủi ro nào có thể xảy ra cho mỗi cơ sở dẫn liệu Xác định mục tiêu kiểm soát cho các rủi ro… Xác định các hoạt động kiểm soát cần thiết cho các mục tiêu

kiểm soát trên Báo cáo tài

chính Cơ sở dẫn liệu Rủi ro Mục tiêu kiểm soát  Hoạt động kiểm soát 

3.3. Các kiến nghị cụ thểđể hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộvà đánh giá rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC tại các Công ty kiểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 101)