Quá trình hình thành và phát triển kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển ở nước ta từ trước ngày giải phóng miền Nam: các văn phòng hoạt động độc lập với các kế toán viên công chứng hoặc các giám định viên kế toán và cả các văn phòng kiểm soát quốc tế

như SGV, Arthur Anderson…Sau thống nhất đất nước, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kiểm toán độc lập không còn tồn tại. Vì vậy kiểm toán độc lập mới được hình thành lại từ sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế. Với chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu, đa phương hóa các loại hình đầu tư đã đặt ra những đòi hỏi của kiểm toán độc lập. Ngày 13/05/1991 theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Tài Chính đã ký quyết định thành lập 2 công ty: Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165 – TC/QĐ/TCCB) và Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QĐ 164 –TC/QĐ/TCCB) sau này

đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán – AASC (QĐ 639 – TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993). Với cương vị là Công ty đầu ngành, VACO và AASC đã có nhiều đóng góp không chỉ trong việc phát triển công ty, mở rộng địa bàn kiểm toán mà cả trong việc cộng tác với công ty và tổ chức nước ngoài để phát triển sự nghiệp kiểm toán Việt Nam. Cũng trong năm 1991, còn có Công ty Ernst & Young là Công ty kiểm toán nước ngoài đầu tiên được Nhà nước Việt Nam chấp nhận cho lập văn phòng hoạt động tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nếu năm 1991 chỉ có 2 Công ty kiểm toán độc lập và 15 nhân viên thì cho tới ngày 28/02/2013 đã có 155 Công ty kiểm toán đã đăng ký hành nghề (gồm 04 Công ty 100% vốn nước ngoài (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thornton), 05 Công ty có vốn

đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S), 145 Công ty TNHH, 01 công ty hợp danh (CPA VN)) và tính đến hết ngày 31/12/2012, theo số liệu báo cáo của 147 Công ty thì cả nước có 10.070 người làm việc trong các công ty kiểm toán (trong đó có 8.836 nhân viên chuyên nghiệp và 1.385 nhân viên khác), 1582 người có chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.

Đến 10/3/2013, ngoài 4 công ty kiểm toán có 100% vốn đầu tư nước ngoài là thành viên hãng PwC, KPMG, E&Y, Grant Thornton, cả nước đã có 11 Công ty kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, 12 công ty là thành viên Hiệp hội và 01 công ty là Hãng đại diện liên lạc. Trong số đó có 43 công ty kiểm toán được chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán công ty niêm yết năm 2013 (Chi tiết xem tại Phụ lục 01 và phụ lục 02).6

Như vậy, sau hơn 21 năm hoạt động, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam

đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô công ty. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ KTV đã được nâng cao. Nhiều kiểm toán viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán; có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên số lượng KTV vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 47)