Nhận xét ưu điểm và khuyết điểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 69)

a) Ưu điểm: Căn cứ vào kết quả khảo sát cùng với việc phỏng vấn, xem xét các hướng dẫn và biểu mẫu trong sổ tay kiểm toán, chương trình kiểm toán của công ty thuộc nhóm này nhận thấy rằng:

- Một số công ty kiểm toán là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế nên

đa phần cũng đã tiếp nhận được kiến thức, quy trình nghiệp vụ kiểm toán từ Hãng. Nhờ đó, đã đưa được sự liên thông về quy trình nghiệp vụ kiểm toán quốc tế vào Việt Nam, hỗ trợ trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên Việt Nam một cách có hệ

thống, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từđó tạo điều kiện cho các kiểm toán viên có thể học hỏi được những kinh nghiệm của các kiểm toán viên quốc tế và ngày càng hoàn thiện hơn các kỹ năng kiểm toán. Đồng thời khi là thành viên của các công ty kiểm toán quốc tế, các công ty kiểm toán Việt Nam sẽ được hãng quốc tế

kiểm soát chất lượng trong quá trình hoạt động. Do đó yêu cầu chất lượng dịch vụ

sẽ ngày càng được nâng cao, các chuẩn mực, thông lệ quốc tế sẽ thường xuyên được cập nhật và thay đổi cho phù hợp.

- Trong suốt quá trình của cuộc kiểm toán bao gồm các giai đoạn tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khách hàng được kiểm toán thì một số công ty kiểm toán cũng có một hệ thống các mẫu

biểu áp dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau (khách hàng “nhạy cảm” hay “không nhạy cảm”) giúp cho các kiểm toán viên kết hợp với kinh nghiệm của mình có thểđánh giá đúng về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

- Điểm mạnh của các công ty kiểm toán thuộc nhóm này thường ra đời lâu năm, đã tạo lập được thương hiệu và uy tín trong nghề nên thông thường các khách hàng chiến lược/thân thiết của Công ty đa phần chiếm một doanh số ổn định. Vì vậy, đối với lượng khách hàng quen thuộc này, công ty kiểm toán hiểu tương đối rõ hoạt động kinh doanh cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Do vậy, giai đoạn lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm toán thường tiết kiệm được thời gian hơn so với các công ty kiểm toán năm đầu tiên.

- Bên cạnh đó, đội ngũ kiểm toán viên trẻ, ham học hỏi, yêu cầu nghề

nghiệp ngày càng nâng cao và nhu cầu của thị trường đối với dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng. Điều này tạo điều kiện cho các kiểm toán viên làm việc với nhiều loại hình doanh nghiệp và ngày càng rút ra nhiều kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện hơn các kỹ năng kiểm toán và nâng cao chất lượng dịch vụ.

b) Khuyết điểm:

Thông qua việc trao đổi với các kiểm toán viên của một số công ty kiểm toán thuộc nhóm này và bảng tổng hợp kết quả khảo sát ta nhận thấy rằng các công ty này chưa nhận thức được sâu sắc vai trò của công tác đánh giá rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính, nhất là trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán (trong đó bao gồm việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng). Quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát còn mang nhiều yếu tố

chủ quan, phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và phong cách làm việc của từng kiểm toán viên. Mặc dù đến nay, các công ty kiểm toán này đã tiếp nhận các kiến thức, quy trình nghiệp vụ kiểm toán từ các công ty kiểm toán quốc tế, tuy nhiên việc áp dụng chúng vào thực tế còn nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:

- Nhìn chung, các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay chưa vận dụng một cách hiệu quả quan điểm tiếp cận rủi ro kinh doanh của khách hàng. Quy trình

mặt tài chính, chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh như chiến lược của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tình trạng cạnh tranh trong ngành, xu hướng của nền kinh tế… Nếu có cũng chỉ là trình bày hình thức trong biểu mẫu.

- Một số công ty trong nhóm này sử dụng một chương trình kiểm toán mẫu mang nội dung bao quát chung cho mọi cuộc kiểm toán mà dường như chưa

được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Do đó việc lập kế hoạch chi tiết không tốn thời gian khi chọn ra những thủ tục kiểm toán để

thực hiện thích hợp cho mỗi khách hàng. Trong khi đó, ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán phải chọn ra những thủ tục phù hợp và cần thiết từ tất cả những thủ tục được nêu trong chương trình kiểm toán mẫu. Tuy việc này cũng không mất nhiều thời gian đối với các kiểm toán viên có kinh nghiệm nhưng lại gây khó khăn, lung túng ban đầu và mất nhiều thời gian cho các kiểm toán viên còn ít kinh nghiệm hoặc là các trợ lý kiểm toán khi tiến hành kiểm toán.

- Khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, xác định vùng trọng tâm để thực hiện kiểm toán, thông thường các Công ty luôn dự kiến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao nhất mặc dù có hay không có việc tìm hiểu, đánh giá hoạt

động kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Điều này dẫn công việc kiểm toán chú trọng nhiều đến các thử nghiệm cơ bản.

- Quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong quá trình kiểm toán (giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán) tuy có thực hiện cụ thể

trên các giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán nhưng mức độ chưa đầy đủ.

c) Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên

+ Hiện nay quy định của Chuẩn mực về đánh giá rủi ro kiểm soát còn hiệu lực vẫn là VSA 400 và do đó việc áp dụng kỹ thuật tính đến thời điểm hiện nay của các Công ty kiểm toán Việt Nam chưa cập nhật được kỹ thuật tiên tiến của quốc tế là tiếp cận đánh giá khách hàng dưới góc độ rủi ro kinh doanh.

+ Ở Việt Nam chưa có nhiều các số liệu thống kê về các ngành nghề đang được kiểm toán, thêm vào đó độ tin cậy của các số liệu không cao. Do đó,

KTV không có đủ dữ liệu so sánh ngành nên việc đánh giá về mức độ rủi ro ngành chỉđảm bảo ở mức tương đối, chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp.

+ Kiểm toán là một ngành nghề mà đầu ra có ảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính trong nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Tuy nhiên, không giống như ngành ngân hàng hay chứng khoán với hàng loạt các hội thảo và giải pháp tái cấu trúc hoặc chiến lược để phát triển, trong ngành kiểm toán dường như có quá ít giải pháp để phát triển và lành mạnh hóa thị trường kiểm toán. Một số công ty mặc sức cạnh tranh “xuống đáy” khiến cho phí kiểm toán ngày càng giảm. Để đảm bảo doanh thu, các công ty phải giành giật khách hàng khiến cho tính độc lập và chất lượng kiểm toán ngày càng bịảnh hưởng và phí kiểm toán ngày càng giảm sâu hơn. Và khi giá phí giảm, số lượng khách hàng tăng nên thông thường, đểđảm bảo tính hiệu quả (cân đối giữa doanh thu và chi phí của cuộc kiểm toán), KTV có thể sẽ cắt giảm một số thủ tục kiểm toán. Điều này khiến rủi ro kiểm toán ngày càng cao.

+ Hầu hết số lượng kiểm toán viên cấp cao tại các công ty kiểm toán không nhiều mà số lượng khách hàng lại tương đối lớn nên áp lực công việc lên các kiểm toán viên cấp cao thường rất lớn làm ảnh hưởng đến khả năng xét đoán nghề

nghiệp của kiểm toán viên vì vậy sẽảnh hưởng không tốt đến quyết định chấp nhận khách hàng, quy trình đánh giá rủi ro, xác định tính trọng yếu...

+ Bên cạnh đó, đội ngũ kiểm toán viên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường dịch vụ kiểm toán do sự thiếu hụt kỹ năng cần thiết. Đa số mô hình tổ

chức của các công ty kiểm toán Việt Nam là theo mô hình “Kim tự tháp”, trong đó phần lớn các công việc kiểm toán nhưđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu, phân tích ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp… là do các trưởng nhóm kiểm toán thực hiện và thường không được thảo luận với các thành viên trong nhóm. Do đó các trợ lý kiểm toán không có được sự

hiểu biết đầy đủ về khách hàng để thực hiện công việc kiểm toán của mình cũng như không hiểu rõ kỹ thuật thực hiện và ý nghĩa của việc tìm hiểu khách hàng, đánh giá rủi ro, xác lập mức trọng yếu từđó sẽảnh hưởng đến khả năng áp dụng các thủ

tục này, các trợ lý kiểm toán thường tiến hành dựa trên các kiến thức nền được đào tạo từ chương trình nhà trường và kinh nghiệm sẵn có.

Tóm lại, hiện nay các công ty kiểm toán Việt Nam đang dần tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên việc áp dụng chúng vào thực tế còn nhiều hạn chế.

2.4.2. Tại các Công ty kiểm toán không được kiểm toán các Doanh nghiệp niêm yết

2.4.2.1. Tình hình chung

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)