So sánh VSA 310, VSA 400 và ISA 315

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Cuối năm 2004, chuẩn mực kiểm toán quốc tế 315 – Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường và đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu ra đời thay thế cho ba chuẩn mực ISA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, ISA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ và ISA 401 – Kiểm toán trong môi trường tin học. Chuẩn mực mới này đã đề ra việc sử dụng mô hình rủi ro kinh doanh trong đánh giá rủi ro khi tiến hành công việc kiểm toán, một cách tiếp cận rủi ro mới mà hiện này chưa có một chuẩn mực kiểm toán nào ở Việt Nam tiếp cận tới. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán Việt Nam đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam đang bịảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới. Sự khác biệt này là do hiện nay chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là VSA 400 vẫn đi theo hướng tiếp cận rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá từng

bộ phận của rủi ro bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện dựa theo ISA 400 đã bị hủy bỏ. Trong khi đó, ISA 315 đã có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua việc thay đổi quan điểm cũng như cách thức tiếp cận hệ thống kiểm soát nội bộ, mở rộng quan điểm về môi trường kinh doanh và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thu thập thông tin nhằm giúp cho kiểm toán viên sớm nhận định những rủi ro có khả năng tồn tại trên các báo cáo tài chính. ISA 315 đòi hỏi kiểm toán viên phải chú trọng nhiều hơn vào giai đoạn tìm hiểu khách hàng để có sự hiểu biết sâu rộng về bản chất công việc, ngành nghề, chiến lược kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng khác cũng như những công cụ quản lý tài chính và cách áp dụng các công cụ đó vào thực tế quản lý hay nói cách khác là cần phải có sự tập trung vào kiểm soát của doanh nghiệp đối với các hoạt động tài chính nhằm đánh giá các rủi ro kinh doanh có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Từ các đánh giá ban đầu này, kiểm toán viên sẽ cân nhắc xem liệu các rủi ro kinh doanh này có gia tăng khả năng có sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính hay không, nếu có, kiểm toán viên sẽ liên hệđể xác

định rằng các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính có còn phù hợp hay không. Đây

được xem là một trong những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến được đánh giá cao về

tính hiệu quả trong kiểm toán báo cáo tài chính. Vừa qua, Thông tư 214/2012/TT- BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới (trong đó có VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014, thay thế cho các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo các Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/9/1999, Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000, Quyết định số 143/2001/QĐ- BTC ngày 21/12/2001, Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003, Quyết

định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003, Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005, Quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính. Với việc ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán mới này sẽ tạo hành lang pháp lý ngày càng vững chắc cho ngành nghề Kiểm toán Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 34)