chính (cập nhật theo hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán mới, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014)
Theo phân tích ở chương 2 nhận thấy đa phần các công ty kiểm toán Việt Nam đặc biệt là công ty kiểm toán vừa và nhỏ rất ít quan tâm đến việc tìm hiểu hệ
thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Một trong những nguyên nhân
đưa đến vấn đề trên là do thiếu các hướng dẫn nên nhiều chuẩn mực kiểm toán khó áp dụng vào thực tế.
Mặt khác tại các công ty kiểm toán Việt Nam nhìn chung chưa vận dụng một cách hiệu quả quan điểm tiếp cận rủi ro kinh doanh của khách hàng. Quy trình
đánh giá rủi ro của các công ty kiểm toán Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về
mặt tài chính, chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh như chiến lược của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, tình trạng cạnh tranh trong ngành, xu hướng của nền kinh tế…
Để khắc phục những hạn chế trên, bên cạnh việc ban hành chuẩn mực kiểm toán VSA 315 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014), cần ban hành thêm hướng dẫn để giúp các công ty kiểm toán có thể hệ thống hóa và thực hiện quy định của chuẩn mực này. Hướng dẫn cần đưa ra cách tiếp cận rủi ro theo mô hình rủi ro kinh doanh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự hiểu biết về doanh nghiệp và những rủi
ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Dựa trên chuẩn mực kiểm toán mới ban hành, sẽ
có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (đặc biệt VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của
đơn vị), kết hợp với hướng dẫn trong sổ tay kiểm toán của các công ty kiểm toán quốc tế, có thể xây dựng các hướng dẫn vềđánh giá rủi ro như sau: