Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 97)

a) Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá các nghiệp vụ chính và các thủ tục kiểm soát có liên quan.

- Tìm hiểu và đánh giá các nghiệp vụ chính:

KTV tìm hiểu các loại nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, không thường xuyên, các nghiệp vụ ước tính; Tìm hiểu những ảnh hưởng của các loại nghiệp vụ đến BCTC; Thiết lập thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra các loại nghiệp vụ; Tìm hiểu về hệ thống kế toán trong môi trường máy tính. Mục đích của thủ tục này nhằm tìm hiểu và đánh giá HTKSNB ở mức độ chi tiết để đánh giá các yếu tố rủi ro ở

mức độ khoản mục, xem xét mối tương quan giữa những quy trình chủ yếu với BCTC.

Ở mỗi quy trình kiểm soát, KTV cần tìm hiểu, xem xét và đánh giá như: Mục đích, công việc và cách thức thực hiện, điểm bắt đầu và kết thúc của quy trình,

đầu vào và đầu ra, mức độ ứng dụng máy tính, các nghiệp vụ thực hiện trong quy trình, rủi ro kinh doanh… Việc phân tích những thông tin này có thể giúp KTV hiểu biết được những hoạt động kế toán có liên quan cũng như tìm hiểu, đánh giá các thủ

tục kiểm soát trong quy trình đó.

- Xem xét các sai sót có khả năng xảy ra:

KTV sẽ xác định các điểm (thông thường là các chốt kiểm soát quan trọng) trong mỗi quy trình nghiệp vụ mà tại điểm đó có khả năng xảy ra các sai sót và cần phải có thủ tục kiểm soát bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan đến các mục tiêu

của cơ sở dẫn liệu có đạt được hay chưa. Nếu việc xác định các điểm trong quy trình có thể xảy ra sai sót càng chi tiết và rõ ràng thì khả năng KTV có thể tập trung

được vào các thủ tục kiểm soát quan trọng càng cao.

- Tìm hiểu và đánh giá các hoạt động kiểm soát có liên quan:

Mục tiêu KTV tìm hiểu các hoạt động kiểm soát để xác định có hay không các thủ tục đó được xây dựng nhằm có được sự đảm bảo hợp lý trong việc ngăn ngừa những sai sót có liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC hoặc những sai sót này có xảy ra sẽ được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Phương pháp tìm hiểu bao gồm: Phỏng vấn các nhân sự trong quy trình, xem xét tài liệu và chứng cứ có liên quan. Phạm vi tìm hiểu về thủ tục kiểm soát phụ thuộc vào những yếu tố như KTV có quyết định dựa vào các thủ tục kiểm soát hay không, mức độ phức tạp của quy trình, mức độ phức tạp và ứng dụng máy tính vào quy trình…

Ngoài ra, để có thể thu thập thêm bằng chứng về tính hiệu quả của các thủ

tục kiểm soát, KTV nên thực hiện phép thử walk-through. Bằng cách này, KTV kiểm tra lại hiện trạng của từng chu trình đã đúng theo mô tả chưa, xác định lại những hiểu biết của KTV về các thủ tục trong quy trình, sự chính xác của thông tin về thủ tục kiểm soát đã thu thập, việc thực hiện các thủ tục này trong quy trình.

KTV sẽđánh giá thủ tục kiểm soát ở mức thấp nếu như KTV không xác định

được thủ tục kiểm soát đó là hiệu quả hoặc KTV tin tưởng rằng thủ tục kiểm soát

được thiết kế không có khả năng ngăn ngừa và phát hiện các sai sót một cách có hiệu quả.

b) Bước 2: Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát

KTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy

đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát có liên quan nếu: Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở, kiểm toán viên kỳ vọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả (nghĩa là: kiểm toán viên có ý

định dựa vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản); hoặc nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ

bản thì không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở

dẫn liệu.

Nếu KTV đánh giá sơ bộ thủ tục kiểm soát là hữu hiệu và có ý định dựa vào thủ tục kiểm soát này thì thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện. Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát rất quan trọng vì nhiều lý do: (i) Các thử nghiệm này sẽ có tác

động trực tiếp đến thử nghiệm cơ bản sau này. Khi kết quả của thử nghiệm kiểm soát cho thấy thủ tục kiểm soát thực sự hiệu quả, KTV có thể kết luận rằng khả

năng xảy ra sai sót trọng yếu là thấp và do đó phạm vi của thử nghiệm cơ bản cũng giảm xuống. Ngược lại, thì phải thiết kế thử nghiệm cơ bản phù hợp để có thể phát hiện ra các sai sót trọng yếu; (ii) Tư vấn được cho khách hàng những khiếm khuyết của HTKSNB nhằm nâng cao chất lượng của quy trình và thủ tục kiểm soát… Kiểm toán viên có thể thiết kế một thử nghiệm kiểm soát để thực hiện

đồng thời với việc kiểm tra chi tiết cùng một giao dịch. Mặc dù mục tiêu của thử

nghiệm kiểm soát khác với mục tiêu của kiểm tra chi tiết nhưng có thể thực hiện

đồng thời cả hai thủ tục này đối với cùng một giao dịch, gọi là “thử nghiệm kép”.

Đánh giá kết quả của các thử nghiệm kiểm soát và cập nhật các đánh giá này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở thời điểm cuối năm:

+ KTV sẽ xem xét những trường hợp phát sinh không như dự kiến trong quá trình thực hiện thử nghiệm kiểm soát để đánh giá xem liệu hiểu biết về những trường hợp này có chính xác không, xem xét ảnh hưởng của những trường hợp này, những tài khoản bị ảnh hưởng, các tác động lên những thủ tục kiểm toán khác và báo cáo của Ban giám đốc liên quan đến những trường hợp này.

+ Xem xét kết quả thử nghiệm kiểm soát cùng với những đánh giá ban đầu

ở các công việc trước đểđưa ra kết luận những đánh giá về thủ tục kiểm soát có còn phù hợp không. Trong trường hợp không còn phù hợp, nghĩa là thủ tục kiểm soát

được đánh giá là không hiệu quả, KTV sẽ xem xét lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch kiểm toán cho phù hợp.

+ Do công việc tìm hiểu các quy trình chủ yếu của khách hàng và đưa ra những đánh giá ban đầu thường được thực hiện ở thời điểm trước ngày kết thúc niên

độ nên ở thời điểm cuối niên độ kế toán, KTV cần xem xét liệu có sự thay đổi nào trong các quy trình và thủ tục kiểm soát có liên quan hay không. Nếu có KTV có thể

thực hiện thêm việc điều tra, quan sát hay thực hiện thêm một số thử nghiệm kiểm soát nếu thấy cần thiết.

c) Bước 3: Đánh giá lại rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ phải cân nhắc lại những đánh giá ban đầu về rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Cụ thể:

Đánh giá lại rủi ro tiềm tàng: KTV cần cân nhắc các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng ở mức độ tổng thể và mức độ cơ sở dẫn liệu và luôn giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi đánh giá rủi ro tiềm tàng.

Đánh giá lại rủi ro kiểm soát: Dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm soát, KTV phải xác định xem HTKSNB có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu có thay đổi lớn thì KTV phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử

nghiệm cơ bản đã dự kiến. Nếu rủi ro kiểm soát thấp như mức đánh giá sơ bộ, KTV có quyền giữ nguyên kế hoạch ban đầu của mình về các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, khi rủi ro kiểm soát cao, KTV cần tăng các thử nghiệm cơ bản hoặc mở rộng phạm vi thực hiện chúng.

Việc thực hiện đánh giá này còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của KTV.

d) Bước 4: Ước tính rủi ro phát hiện: KTV phải cập nhật việc đánh giá rủi ro trong suốt quá trình kiểm toán. Do đó, KTV phải đánh giá lại rủi ro phát hiện khi nhận diện được các sai sót trọng yếu trong lúc thực hiện các thủ tục kiểm toán, đặc biệt là khi những điều đó không được tính trước.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 97)