Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 51)

tại Việt Nam

Mặc dù công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam ra đời vào năm 1991 nhưng

đến năm 1994 Chính phủ mới ban hành văn bản pháp luật đầu tiên - Nghị định số

      

9

 Nguồn dữ liệu từ “Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các Công ty kiểm toán” được thực hiện bởi VACPA ngày 25/06/2013.  

07/CP ngày 29/01/1994 v/v ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân - để điều chỉnh hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập. Sau 10 năm thực hiện nghị định 07, đến tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 07. Tại điều 33, nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định Bộ Tài Chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán, có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và quy chế

kiểm toán trong hoạt động của các tổ chức kiểm toán.

Tuy nhiên, Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư ở Việt Nam và công khai, minh bạch nền tài chính quốc gia, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập, Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập đã bộc lộ các hạn chế cần sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành luật cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tếở nước ta. Do đó, ngày 29/03/2011, Quốc Hội đã ban hành Luật Kiểm toán độc lập số

67/2011/QH12 và Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính Phủ v/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập cũng được ra. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về kiểm toán độc lập lần đầu tiên

được ban hành tại Việt Nam, đã nâng cao vị thế của kiểm toán độc lập, đặt cơ sở

pháp lý bền vững cho sự phát triển nghề nghiệp này trong tương lai. Về cơ bản, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 đã tiếp cận, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập.

Về chuẩn mực kiểm toán, dù nghề nghiệp kiểm toán độc lập ra đời vào những năm đầu của thập niên 90 nhưng mãi đến tháng 09/1999, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 1 lần đầu tiên được ban hành. Tính đến thời điểm hiện nay, 37 chuẩn mực kiểm toán được ban hành qua 7 đợt vẫn còn hiệu lực đến cuối năm 2013 và 01 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để đào tạo, thực hành kiểm toán và kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm triển khai thì hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành từ 1999-2005

đã bộc lộ nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế,

đặc biệt là nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Năm 2009, Ủy ban chuẩn mực quốc tế đã ban hành lại hệ thống chuẩn mực kiểm toán, do đó Bộ Tài chính cũng nhận thấy Việt Nam phải ban hành lại hệ thống chuẩn mực này. Trước yêu cầu thực tiễn phát triển của các loại hình kinh tế cùng với hoạt động hợp tác kinh tế

quốc tế gia tăng, năm 2010 Bộ Tài chính đã giao việc nghiên cứu soạn thảo hệ

thống chuẩn mực kiểm toán mới cho VACPA thực hiện và vừa qua, ngày 06/12/2012, Thông tư 214/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính ra đời kèm theo với việc ban hành chính thức 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới có hiệu lực từ

ngày 01/01/2014. Hệ thống chuẩn mực này được ban hành sau khi Luật Kiểm toán

độc lập đã được ban hành năm 2011. Như vậy đã có một văn bản có giá trị pháp lý cao thể hiện các quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập. Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới, cách tiếp cận đã thay đổi mang tính chất áp dụng các kỹ

thuật tiên tiến hơn trước. Trước đây khi tổ chức một cuộc kiểm toán thường dựa vào phương pháp chọn mẫu, là phương pháp phù hợp với điều kiện lúc đó, còn hiện nay nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng, chuẩn mực mới yêu cầu phải dùng phương pháp tiếp cận, đánh giá và xác định rủi ro. Tức là đánh giá toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của một DN từ khâu ban hành nội quy, quy chế, quy trình xuất nhập, mua bán hàng hóa, tổ chức bộ máy,… xem khâu nào yếu, nhiều khả năng xảy ra rủi ro thì tập trung để kiểm toán. Cách tiếp cận mới này sẽ nâng cao kỹ năng xét đoán chuyên môn, kỹ năng đánh giá và nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên.

Ngày 15/4/2005, VACPA được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ

01/01/2006 là tiền đề quan trọng cho công tác quản lý và soát xét chất lượng dịch vụ của các kiểm toán viên hành nghề cũng như trợ giúp Bộ Tài Chính thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của mình. Với Quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán số 32/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/05/2007 đã tạo một môi trường pháp lý phù hợp nhằm lành mạnh hóa hoạt động kiểm toán độc lập,

thiếu lành mạnh về phí kiểm toán đang diễn ra tương đối phổ biến trên thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán hiện nay.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)