Tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 48)

Nhìn chung, đối tượng khách hàng của các công ty kiểm toán trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH, Cổ phần chưa niêm yết, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Còn Doanh nghiệp Nhà nước, Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, Tổ chức, dự án quốc tế, Công ty cổ phần niêm yết trên Trung tâm chứng khoán (kể cả công ty đại chúng) chiếm tỷ trọng nhỏ. Hầu như các Công ty kiểm toán đều đa dạng hóa các loại hình

      

6

 Trích “Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các Công ty kiểm toán” được thực hiện bởi VACPA ngày 25/06/2013.

khách hàng, trong đó các công ty kiểm toán 100% vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thực trạng trên là do uy tín và điều kiện hoạt động của các công ty còn khác nhau. Công ty kiểm toán nước ngoài có nguồn truyền thống từ nước ngoài. Trong khi đó, khách hàng nước ngoài và dự án quốc tế chưa an tâm về tính khách quan khi thuê các công ty kiểm toán tiền thân là doanh nghiệp nhà nước. Đối với các công ty TNHH do mới thành lập, quy mô nhỏ và uy tín chưa cao nên chủ yếu phục vụ

khách hàng là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ hoặc công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư

nhân.

Biểu đồ 2.1: Chi tiết doanh thu cơ cấu theo đối tượng khách hàng7

So với các công ty nước ngoài, năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam còn yếu. Trong những năm gần đây, do các công ty kiểm toán mới

được thành lập gia tăng đáng kể nên dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Mức phí trung bình của các công ty kiểm toán Việt Nam chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với mức phí cùng loại của các công ty nước ngoài. Và do cạnh tranh giảm giá phí, một số Công ty kiểm toán Việt Nam đã cắt giảm một số thủ tục, quy trình soát xét chất

      

7

 Nguồn dữ liệu từ “Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các Công ty kiểm toán” được thực hiện bởi VACPA ngày 25/06/2013.

  11,380 1,737 12,671 2,951 3,392 570 1 10,270 1,368 12,567 2,966 3,130 482 401 0 5,000 10,000 15,000

1. Doanh nghiệp có vốnđầu tưnước ngoài 2. Công ty CP niêm yết trên TTCK (kểcả công tyđại chúng) 3. Công ty TNHH, CP chưa niêm yết, DN tưnhân, HTX 4. Doanh nghiệp Nhà nước 5.Đơn vịHCSN, tổchứcđoàn thểxã hội 6. Tổchức, dựán quốc tế

7. Dịch vụkhác

Sốlượng KH năm 2011 Sốlượng KH năm 2012

lượng kiểm toán nên chất lượng dịch vụ cung cấp giảm. Ngoài ra, trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán ở các công ty kiểm toán còn nhiều hạn chế.

Cùng với sự phát triển về số lượng công ty và quy mô công ty, các dịch vụ

do công ty kiểm toán cung cấp đã không ngừng đa dạng hóa theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán như: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư

hoàn thành…; mở rộng dịch vụ tư vấn như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn sáp nhập, giải thể doanh nghiệp…; Dịch vụ tin học; Dịch vụ thẩm định, định giá tài sản; Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ…

Biểu đồ 2.2: Chi tiết tỷ trọng doanh thu theo từng loại dịch vụ năm 2011 và 20128

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất vì theo quy định của Nghị định 105-CP, thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 và các quy định hiện hành thì không chỉ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà cả các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm cũng thuộc diện bắt buộc phải kiểm toán theo luật định. Bên cạnh dịch vụ kiểm toán thì kinh doanh dịch vụ tư vấn thuế ngày càng tăng do thuế luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp mà các luật thuế, quy định về thuế của Việt Nam chưa có sự thống nhất và ổn định cao dẫn đến có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cập nhật và vận dụng linh hoạt các chính sách thuế. Vì vậy, nhu cầu về tư vấn thuế càng cao. Các loại hình dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng thấp do khách hàng chưa có thói

      

8

 Nguồn dữ liệu từ “Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các Công ty kiểm toán” được thực hiện bởi VACPA ngày 25/06/2013. 

57% 10% 2% 19% 1% 10% 1% Năm 2012

1. Kiểm toán báo cáo tài chính 2. Kiểm toán báo cáo QTVĐT hoàn thành 3. Dịch vụKếtoán 4. Dịch vụTưvấn Thuế 5. Dịch vụThẩmđịnh giá 6.Dịch vụTV TC, QL,định giá TS, TV nguồn nhân lực,ứng dụng CNTT Dịch vụliên quan khác 60% 9% 3% 17% 1% 9% 1% Năm 2011

1. Kiểm toán báo cáo tài chính 2. Kiểm toán báo cáo QTVĐT hoàn thành 3. Dịch vụKếtoán 4. Dịch vụTưvấn Thuế 5. Dịch vụThẩmđịnh giá 6.Dịch vụTV TC, QL,định giá TS, TV nguồn nhân lực,ứng dụng CNTT Dịch vụliên quan khác

quen sử dụng các dịch vụ này và các công ty kiểm toán cũng chưa quan tâm khai thác hay khả năng cung cấp các dịch vụ này của nhiều công ty kiểm toán còn nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường kiểm toán và kế toán từ năm 2004 trở lại đây đã đạt mức tăng trưởng khá cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Theo thống kê của VACPA, doanh thu, kết quảđạt được trong năm 2012 như sau:

- 10 công ty có doanh thu lớn nhất (từ 50 đến 594 tỷ đồng), 27 công ty có doanh thu từ 15 đến dưới 50 tỷ đồng, 9 công ty có doanh thu từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng, 33 công ty có doanh thu từ 5 đến dưới 10 tỷđồng và 75 công ty có doanh thu dưới 5 tỷđồng.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 % tăng/giảm

(A) (1) (2) (1/2)

1. Tổng số vốn kinh doanh 792.525,82 602.747,04 31,49%

2. Kết quả kinh doanh sau thuế 32.884,49 71.844,49 -54,23%

3. Nộp ngân sách 587.212,43 549.396,41 6,88%

4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0,87% 2,36% -1,49%

5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 4,15% 11,92% -7,77%

Bảng 2.1: Thống kê kết quả kinh doanh gần nhất (qua 2 năm 2011, 2012)9

- Trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất (big4) thì 3 công ty E&Y, PwC và Deloitte đều có lãi, chỉ có công ty KPMG bị lỗ do doanh thu cung cấp dịch vụ giảm sụt nhẹ, trong khi các khoản chi phí hoạt động như chi phí nhân viên, dự phòng nợ

khó đòi và chi phí tài chính tăng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM SOÁT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.PDF (Trang 48)