Qua quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, tác giả đã tập hợp nhiều ý kiến đóng góp của các đối tƣợng khác nhau nhƣ: chuyên gia đầu ngành về quản trị nhân sự, các nhà quản trị có kinh nghiệm, chuyên gia kỹ thuật trong ngành, quan trọng nhất là góc nhìn của bản thân ngƣời lao động về yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Mục đích của quá trình đào tạo là để nâng cao năng lực tranh cho doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lƣợng nhân sự. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào chủ sử dụng lao động cũng đánh giá năng lực và chất lƣợng nhân sự của doanh nghiệp mình. Tại THMF, khi số lƣợng lao động càng tăng lên về quy mô, đòi hỏi năng lực ngày càng cao và chất lƣợng thực hiện công việc ngày càng tốt hơn thì việc xác định đúng nhu cầu đào tạo của ngƣời lao động tại công ty càng gặp khó khăn. Tại công ty Thực phẩm Sữa TH, định hƣớng đào tạo nhân lực của doanh nghiệp đã thực sự phù hợp với mong muốn, nhu cầu đào tạo của cán bộ công nhân viên hay chƣa? Các chƣơng trình đào tạo đã đáp ứng đƣợc nhu cầu và phù hợp với thời gian, trình độ... của ngƣời lao động hay chƣa?... Để làm rõ đƣợc thực trạng này, nhằm tìm ra nguyên nhân sâu xa của những
40
hạn chế trong đào tạo nhân lực tại công ty, tôi lựa chọn mô hình của nhóm tác giả Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (Sơ đồ 1.1) làm căn cứ để nghiên cứu quy trình đào tạo, phản ánh tình hình thực tế và đƣa ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực tại THMF. Tuy nhiên, từ kết quả sơ bộ của quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng trên thực tế công tác đào tạo nhân lực phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhƣng để hoạt động đào tạo thực sự phù hợp và mang lại hiểu quả cao thì doanh nghiệp phải chú trọng vào 3 yếu tố cơ bản :
Thứ nhất là, xác định đúng nhu cầu đào tạo
Thứ hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo khoa học, đáp ứng đƣợc nhu cầu đã xác định trƣớc đó.
Thứ ba là, thực hiện đánh giá sau đào tạo một cách có hệ thống và chỉ ra đƣợc sự thành công hay điểm thất bại trong quá trình đào tạo, từ đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động này.
41
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài
42
Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức đƣợc khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tƣợng. Để làm đƣợc điều đó nhà nghiên cứu phải xác định nguồn thu thập số liệu thích hợp. Khi đã xác định đƣợc nguồn, nhà nghiên cứu phải lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu cho phép thu hoạch số liệu tốt nhất. Trong trƣờng hợp lý tƣởng, nhà nghiên cứu phải sử dụng bất kỳ phƣơng pháp thích hợp mà nhờ đó có thể thu thập số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng loại phƣơng pháp thực nghiệm nào lại phụ thuộc vào loại số liệu cần đƣợc thu thập. Có 02 phƣơng pháp trong quá trình nghiên cứu tác giả áp dụng để hoàn thiện luận văn là phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Trong luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính.
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm đối tƣợng từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính thƣờng phổ biến hơn dƣới dạng chữ (mô tả tính chất, đặc điểm...) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lƣờng hoặc thứ nguyên…)
2.1.1. Chọn mẫu
Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong luận văn này là kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu. Nhƣ vậy việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do đó đối tƣợng của nghiên cứu định tính đƣợc chọn trong phỏng vấn sâu là ban lãnh đạo hoặc cán bộ quản lý của doanh nghiệp.
2.1.2. Thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Sau quá trình thảo luận và thu thập ý kiến của các chuyên gia, bảng câu hỏi và nội dung phỏng vấn sâu đƣợc thiết kế gồm 3 phần (phục lục 01, 02), nội dung phù hợp
43
với mục tiêu nghiên cứu của luận văn và nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời đƣợc hỏi trong việc trả lời cuộc thông tin thu đƣợc thực sự chất lƣợng, phục vụ cho cuộc nghiên cứu
2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết về đào tạo nhân lực trong các tổ chức
Các lý thuyết về đào tạo nhân lực mà tác giả luận văn đã nêu ra dựa trên các lý thuyết đã thu thập đƣợc từ các tài liệu, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học. Đó là những hệ thống quan điểm có ảnh hƣởng và quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hƣớng việc xác định phƣơng hƣớng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phƣơng pháp.
Các lý thuyết về đào tạo nhân lực mà tác giả nêu ra đã đáp ứng đƣợc một số những nhiệm vụ quan trọng sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hoạt động đào tạo nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp
- Nghiên cứu tầm quan trọng, chức năng và vai trò của hoạt động đào tạo đối với việc duy trì, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Các lý thuyết về đào tạo nhân lực cũng chú ý đến phƣơng pháp, hình thức tổ chức đào tạo phù hợp nhằm khuyến khích động viên ngƣời lao động và đánh giá hoạt động của các, bộ phận, cá nhân trong công tác đào tạo nhân lực.
Tóm lại, các lý thuyết về nhân lực và đào tạo nhân lực tác giả đã nêu là hệ thống lý thuyết bao gồm các nội dung chủ yếu của hoạt động đào tạo trong tổ chức từ đó gắn với thực tiễn của doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp đào tạo có hiệu quả.
2.2.2. Xác định mẫu nghiên cứu
Điều tra chọn mẫu nghiên cứu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra đƣợc đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Quan trọng là đảm bảo đƣợc cho tổng thể chung. Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thƣờng gồm 6 bƣớc sau:
44
- Bƣớc 1: Xác định tổng thể chung. Vì phạm vi nghiên cứu của luận văn là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, nên tổng thể chung là toàn bộ nhân viên tại công ty.
- Bƣớc 2: Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu. Tại THMF năm 2014 có 1420 lao động, bao gồm lao động quản lý/ chuyên gia, nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất
- Bƣớc 3: Lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu: dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian nghiên cứu,… để chọn phƣơng pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất.
- Bƣớc 4: Xác định quy mô mẫu.
Để xác định quy mô mẫu, tác giả sử dụng công thức sau: + Với n là cỡ mẫu + N là số lƣợng tổng thể + e là sai số tiêu chuẩn
(Nguồn: Đào Hữu Hồ, 2012)
Nếu tổng thể là 2000 ngƣời, với độ tin cậy 95% theo công thức trên thì quy mô mẫu tối thiểu là 333 ngƣời. Vậy với tổng thể tại THMF là 1420 ngƣời, để tăng tính tin cậy tác giả chọn quy mô mẫu lớn hơn là 620 ngƣời. Cụ thể:
+ Lao động quản lý và nhân viên văn phòng: 120 ngƣời + Công nhân sản xuất: 500 ngƣời
- Bƣớc 5: Xác định các chỉ thị để nhận diện đƣợc đơn vị mẫu trong thực tế: đối với mẫu xác suất (mẫu ngẫu nhiên) phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng đƣợc chọn nhƣ nhau. Để nâng cao hiệu quả điều tra, tác giả đã chọn đối tƣợng điều tra là nhân viên đại diện cho tất cả các phòng ban chức năng, cụm trại chăn nuôi, cụm thức ăn, Gara...theo sự hƣớng dẫn của nhân viên trong công ty, đảm bảo không bỏ sót đơn vị điều tra.
- Bƣớc 6: Kiểm tra quá trình chọn mẫu: Kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tƣợng không? Kiểm tra sự cộng tác của ngƣời trả lời (hỏi càng dài thì sự từ chối
45
trả lời càng lớn); Kiểm tra tỷ lệ hoàn tất (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chƣa).
2.2.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi
a, Xây dựng thang đo
Khi xây dựng thang đo tác giả thực hiện thao tác đánh giá để đảm bảo chất lƣợng của công trình nghiên cứu. Đánh giá thang đo dựa trên 4 tiêu chí sau:
- Độ tin cậy
- Giá trị của thang đo - Tính đa dạng của thang đo - Tính dễ trả lời của thang đo
b, Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic, hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Các câu hỏi càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả thu đƣợc càng có độ chính xác cao. Tác giả đã thiết kế bảng hỏi dựa trên các bƣớc sau:
- Xác định các dữ liệu cần tìm - Phác thảo nội dung bảng hỏi
+ Chọn dạng câu hỏi: câu hỏi xác định thông tin, câu hỏi mở, ... + Thang đo Likert
- Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, trang trọng
- Xác định cấu trúc của bảng hỏi: bao gồm các phần: + Phần mở đầu: giới thiệu và nêu mục đích khảo sát + Câu hỏi định tính: xác định đối tƣợng đƣợc khảo sát
+ Câu hỏi đặc thù: là những câu hỏi nêu rõ nội dung nghiên cứu - Thiết kế trình bày bảng hỏi (phụ lục 01)
- Điều tra thử: Trƣớc khi tiến hành điều tra trên diện rộng, tác giả đã thiết kế bảng hỏi và xin ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn, chuyên gia, giảng viên đang giảng dạy tại trƣờng đại học, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Vinh, một số nghiên cứu
46
sinh, CBNV trong công ty. Tiến hành điều tra thử 20 đồng nghiệp của tác giả, 5 nhân viên văn phòng của công ty để tiếp nhận ý kiến và góp ý. Qua điều tra thử, tác giả có điều chỉnh một số điểm sau đây :
+ Bổ sung thêm các phƣơng án lựa chọn(ý kiến khác...)
+ Bổ sung các hƣớng dẫn khi trả lời (có thể chọn hơn 1 phƣơng án,...)
2.2.4. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các giải pháp thích hợp với hiện tƣợng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm đạt đƣợc kết quả cao nhất.
Trong nội dung phần này, chủ yếu đề cập đến các khái niệm cơ bản về dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp. Trong đó, dữ liệu sơ cấp là loại dữ liệu quản trọng nhất, đó là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém.
a. Dữ liệu thứ cấp
Có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã đƣợc thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong đề tài luận văn tác giả sẽ lấy dữ liệu thứ cấp trực tiếp từ nguồn tài liệu của phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Tài chính của các công, bao gồm các tài liệu văn bản nhƣ: báo cáo kết quả kinh doanh, các bài viết trên các tạp chí, báo, trang web…
Ngoài ra tác giả còn sử dụng phƣơng pháp quan sát nơi làm việc. Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn rất thuận tiện cho tác giả đi lại và giao thiệp vì đây là nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Tác giả đƣợc tiếp xúc trực tiếp với nhân viên công ty, quan sát thao tác, tác phong làm vệc, thái độ giao
47
tiếp ứng xử trong công ty. Ngoài ra còn đƣợc giới thiệu, tham quan cơ sở vật chất, môi trƣờng và điều kiện làm việc tại công ty để có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo nhân lực tại công ty. Bên cạnh đó, do kinh nghiệm hạn chế nên tác giả có hỏi ý kiến chuyên gia. Tác giả đã có cơ hội trực tiếp trao đổi với một số chuyên gia về cả lý luận cũng nhƣ thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng nhằm làm rõ hơn nữa các nội dung nghiên cứu, đặc biệt ý kiến của các chuyên gia giúp tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu nhằm làm rõ thực trang và hiệu quả đào tạo nhân lực, từ đó định hƣớng giải pháp cho công ty. Tác giả đã tham vấn ý kiến của các giảng viên trong và ngoài trƣờng, Ban lãnh đạo và quản lý trực tiếp vấn đề nghiên cứu tại công ty. Đó là những ngƣời hiểu biết sâu, rộng, có kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và sử dụng lao động .
b. Dữ liệu sơ cấp
Là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong bài luận văn, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập dựa trên các kết quả của các cuộc phỏng vấn, điều tra, khảo sát đơn vị mẫu trong công ty với nội dung, cách thức tiến hành nhƣ đã trình bày. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu và sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán. Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát nhƣ giá trị trung bình, phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc trình bày trong luận văn dƣới dạng các bảng biểu, đồ thị…
Dựa trên mẫu điều tra, tác giả thu thập số liệu cụ thể nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Xây dựng bảng hỏi/ phỏng vấn hoàn chỉnh (phụ lục 01, 02)
- Bƣớc 2: Tác giả gặp trực tiếp các cán bộ quản lý, nhân viên trong công ty. Thời gian tiến hành điều tra diễn ra trong 1tháng; Địa điểm tiến hành điều tra, phỏng vấn: Tại trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
48
Kết quả:
+ Quy mô điều tra: 620 ngƣời + Số lƣợng phiếu phát ra: 620 phiếu + Số lƣợng phiếu thu về: 556 phiếu + Số lƣợng phiếu không hợp lệ: 18 phiếu + Số lƣợng phiếu sử dụng: 538 phiếu
- Bƣớc 4: Xử lý số lƣợng và quy cách hợp lệ của bảng hỏi - Bƣớc 5: Tổng hợp số liệu từ bảng hỏi
2.2.5. Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê
Sau khi tiến hành điều tra xong bảng hỏi tác giả sẽ tổng hợp, phân tích và đánh giá qua giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm.
2.2.6. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sau khi phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ quá trình điều tra, tác giả sẽ phân tích số liệu theo phƣơng pháp thống kê. Từ đây, kết quả sẽ giúp tác gải nhận định đƣợc tình hình cụ thể của quá trình đào tạo nhân lựctại công ty thời gian qua, những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế sẽ cần khắc phục, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp ở chƣơng 4.