Ban Lãnh đạo Công ty xác định việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ khó khăn và để gặt hái đƣợc thành quả đòi hỏi phải trải qua quá trình lâu dài, liên tục và chuyển biến từng bƣớc từng bƣớc. Trƣớc hết, muốn nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh, Công ty phải thực hiện chiến lƣợc tối ƣu hóa chi phí. Đặc biệt là đối với một công ty có quy mô lớn và tốc độ tăng trƣởng nhanh, mạnh nhƣ TH, bài toán chi phí càng phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng. Một trong những chi phí mà Công ty cần quan tâm đến, đó là chi phí quản lý. Bởi trong các công ty lớn nói chung bộ máy quản lý khá cồng kềnh và tốn kém. Để quản lý tốt chi phí quản lý, các công ty cần phải tính đến chi phí lƣơng của bộ phận gián tiếp. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực bộ phận quản lý là vấn đề đang đƣợc
95
CTCP Thực phẩm Sữa TH hết sức quan tâm và chú trọng thực hiện. Thay đổi cơ cấu lao động, cụ thể tăng tỷ trọng lao động trực tiếp và giảm tỷ trọng lao động gián tiếp để tăng hiệu suất làm việc của bộ máy quản lý, phát huy vai trò ngày càng cao của đội ngũ quản lý.
Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa để nâng cao trình độ đối với đội ngũ có trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo cấp trung. Mặc dù, từ trƣớc đến nay, Công ty vẫn luôn chăm lo công tác phát triển đội ngũ quản lý nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn. Hiện nay, số ngƣời có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 9% trên tổng số nhân viên là con số tƣơng đối thấp so với chỉ tiêu đặt ra của Công ty. Do vậy, đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực thi trong năm tới.
Song song với công tác phát triển đội ngũ quản lý, Công ty rất chú trọng thực hiện nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Đây chính là lực lƣợng lao động quan trọng và trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Công ty. Giải quyết đƣợc yêu cầu về trình độ chuyên môn tay nghề của đội ngũ công nhân, Công ty sẽ giảm bớt đƣợc gánh nặng về dây chuyền sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.