Đánhgiá chung hoạt độngđào tạo nhânlực tạicôngty thờigian qua

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH tập đoàn TH true milk (Trang 99)

Nguồn lực con ngƣời tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng, để thực hiện tốt những mục tiêu phát triển của Công ty. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty là một tất yếu khách quan, là một hƣớng ƣu tiên mà Công ty rất coi trọng để tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của Công ty trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay.

Trong cuộc trao đổi trực tiếp với giám đốc nhân sự của công ty cho biết: CTCP

Thực phẩm Sữa TH xác định được rằng việc đào tạo con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Khi đƣợc hỏi về công tác đào tạo nhân lực nói riêng và quản trị nhân sự nói chung có những nét đặc thù gì so với các hoạt động chức năng khác? Ông Nguyễn Anh Tuấn- Giám sát đào tạo của công ty chia sẻ: “Đầu tư cho con người là đầu tư

có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Hơn nữa, tài nguyên con người là nhân tố cần có phương thức quản lý và khai thác khác hẳn so với những tài nguyên khác. Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng mang nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư phát triển nói chung. Vì vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần có những đổi mới theo chiều hướng đúng đắn”.

Đúng nhƣ vậy, trong quá trình lớn mạnh cùng doanh nghiệp, con ngƣời luôn chiếm vị trí trung tâm, là đối tƣợng và mục tiêu phát triển trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một tổ chức.

90  Những thành công bƣớc đầu

- Cùng với định hƣớng và mục tiêu đào tạo, phát triển nhân lực của tập đoàn, thời gian qua, hoạt động đào tạo có những thành công bƣớc đầu, ổn định đội ngũ và trang bị cho ngƣời lao động những hành trang cần thiết nhất để trở thành ngƣời lao động có tay nghề, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Sau khi đào tạo lao động đƣợc trang bị thêm nhiều kiến thức mới, hiểu biết đƣợc nhiều kỹ năng làm việc mới và hiểu rõ hơn về công việc của mình. Họ làm việc dễ dàng hơn, kết quả hơn. Những lãng phí trong quản lý giảm, kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng đồng đều, luôn đƣợc quan tâm bồi dƣỡng để ngày một hoàn thiện và phát triển. Từ những ngƣời nông dân chƣa biết đến công nghệ cao họ đã trở thành những ngƣời công nhân có tay nghề. 100% lao động phổ thông đƣợc đào tạo có tay nghề phù hợp với công việc hiện tại.

- Ngƣời lao động Việt Nam đã làm những công việc mà trƣớc đó Công ty phải thuê các chuyên gia nƣớc ngoài về để làm vệc. Họ nắm đƣợc các công nghệ đầu cuối của thế giới và vận dụng nó vào trong công việc một cách bài bản. Nhìn chung công tác đào tạo nhân lực trong Công ty đang dần hoàn thiện nhằm hƣớng đến mục tiêu chất lƣợng lao động ngày càng cao.

 Hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

Công tác phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, song bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế cần phải đƣợc điều chỉnh và khắc phục.

- Thứ nhất là hạn chế trong việc xác định nhu cầu đào tạo. Công ty đã tiến hành xác định nhu cầu đào tạo từ bộ phận, phòng ban chức năng nhƣng chƣa sát sao đến từng ngƣời lao động. Bản thân ngƣời lao động cho rằng, đánh giá của quản lý trực tiếp chƣa phản ánh hết đƣợc đúng những thiếu sót, nhu cầu cần đƣợc bổ sung, đào tạo, nâng cao của nhân viên dƣới quyền.

- Thứ hai là, việc xác định các mục tiêu đào tạo đáp ƣng nhu cầu thực sự của ngƣời lao động. Các mục tiêu đào tạo của từng khóa học đƣợc công ty xác định khá rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, việc xác định này chỉ dừng lại ở việc là khóa học

91

đem đến lợi ích gì cho ngƣời đƣợc đào tạo chứ những lợi ích đó có thực sự cần thiết cho ngƣời lao động để họ hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Nguyên nhân của hạn chế này là do công ty chƣa điều tra nhu cầu đào tạo của nhân viên tại các phòng ban mà chỉ thông qua các quản lý trực tiếp. Mặt khác, với các chƣơng trình sẵn có thì việc xác định đối tƣợng đi đào tạo cũng do bộ phận đào tạo hoặc quản lý bộ phận lựa chọn. Do đó mục tiêu của các khóa đào tạo chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu của ngƣời lao động.

- Thứ ba là vấn đề hạn chế trong lựa chọn giảng viên cho phù hợp với đối tƣợng đào tạo và phƣơng pháp khi lên lớp của họ. Hiện này công ty đang lựa chọn giảng viên dựa trên tiêu chí ƣu tiên ngƣời nội bộ có năng lực, thuê ngoài khi cần thiết, phù hợp với nội dung đào tạo mà chƣa tính đến việc giảng viên có phù hợp với đối tƣợng đƣợc đào tạo hay không. Thực tê, THMF có một đội ngũ quản trị viên cấp trung, cấp cao rất giỏi, dày dặn kinh nghiệm, công ty cũng chú trọng đến việc sử dụng nguồn nhân lực nội bộ này cho công tác đào tạo. Tuy nhiên, đa số nhân viên cho rằng phƣơng pháp giảng dạy, hƣớng dẫn của giảng viên còn nhiều điều chƣa phù hợp. Đối với giảng viên nội bộ thì chƣa đáp ứng đƣợc về mặt phƣơng pháp truyền đạt, còn giảng viên thuê ngoài thì chƣa hiểu hết nội tại, thiếu sót cần bổ sung của nhân viên trong công ty nên nội dung và phƣơng pháp còn chƣa đúng hƣớng.

- Thứ tƣ là tổng kinh phí đào tạo tại THMF đang khá thấp, đạt mức trung bình là 2,5 tỷ đồng/ năm. Tính trung bình cho từng cá nhân học viên cũng thấp vì số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo tại công ty hàng năm rất cao. Trong khi đó, có thể so sánh với chi phí thức ăn trung bình cho bò là hơn 2 tỷ đồng/ ngày và chi phí tiền điện là hơn 3,1 tỷ đồng/ tháng thì thấy số chi phí này thực sự chƣa tƣơng xứng với quy mô đào tạo tại công ty. Nguyên nhân là do công ty sử dụng hầu hết là giảng viên nội bộ, chạy các chƣơng trình có sẵn nên chi phí thấp, chƣa chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cấp cao (L9 trở lên). Công ty cần có chính sách cân đối kinh phí và đầu tƣ nhiều hơn cho công tác đào tạo khi mà nhu cầu về quản lý cấp cao đang ngày càng lớn vì muốn thay thế chuyên gia nƣớc ngoài thì không

92

còn cách nào khác là nâng cao chất lƣợng lao động quản lý nội bộ.

- Thứ năm là hình thức tự đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên chƣa cao. Theo quy chế hiện nay, THMF có chính sách tài trợ 100% kinh phí học tập cho CBNV trong công ty nếu kế hoạch học tập đƣợc Ban lãnh đạo duyệt (nếu kinh phí quá cao thì làm bản cam kết làm việc lâu dài). Đây là chính sách tốt, nhƣng hình thức tự học, tự đào tạo của nhân viên chƣa đƣợc phát triển do các chỉ tiêu xem xét của công ty để phê duyệt cho đi học là rất khắt khe, phải trình lên phó tổng giám đốc công ty hoặc cao hơn nữa là phó tổng giám đốc tập đoàn. Một nguyên nhân nữa là do Ban lãnh đạo THMF tin tƣởng rằng với các chƣơng trình đào tạo của mình có thể giúp nhân viên nâng cao trình độ thông qua việc vừa học vừa làm việc tại công ty.

- Thứ sáu, thiếu sót trong quy trình đào tạo của công ty là chƣa xây dựng đƣợc phƣơng pháp định lƣợng đánh giá hiệu quả đào tạo. Giai đoạn đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ tiến hành ở khâu kiểm tra sau khóa học và căn cứ vào kết quả kiểm tra để cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo không căn cứ vào ý kiến phản hồi của ngƣời tham gia khóa đào tạo, do đó không tìm hiểu đƣợc thái độ, ý kiến của ngƣời đƣợc đào tạo về khóa đào tạo, không đánh giá đƣợc mục tiêu đào tạo có hợp lý hay không, nội dung đào tạo có thiết thực hay không, phƣơng pháp đào tạo có là tốt nhất hay không. Công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo của công ty cũng không đánh giá đƣợc sự thay đổi hành vi (thái độ làm việc, tính quy phạm trong công việc, độ thành thạo kỹ năng thao tác…) của ngƣời đƣợc đào tạo sau khi kết thúc khóa đào tạo. Giai đoạn đánh giá hiệu quả đào tạo này cũng không phân tích đƣợc những kiến thức, kỹ năng ngƣời đƣợc đào tạo học đƣợc từ khóa đào tạo có ứng dụng đƣợc vào thực tế công việc hay không mà chỉ thông qua đánh giá sau đào tạo của cá nhân ngƣời lao động (phù hợp hay không phù hợp với công việc).

93

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNGĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH – TẬP ĐOÀN TH TRUEMILK

4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới

4.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty

CTCP Thực phẩm Sữa TH đƣợc thành lập là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao, là doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ở vùng miền núi khó khăn của tỉnh Nghệ An, địa bàn triển khai dự án của công ty là các xã đƣợc hƣởng chính sách chƣơng trình 135 - 134 của chính phủ.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, giải pháp chăm sóc gia súc theo qui trình hiện đại và khoa học nhất đƣợc áp dụng, từ khẩu phần thức ăn đƣợc kiểm duyệt chặt chẽ đến chế độ nghỉ ngơi, và tất cả các khâu trong chăn nuôi đƣợc quản lý đồng bộ nhƣ: Chất lƣợng và số lƣợng sữa ra; Chăm sóc thú y; sinh sản; Gen; thải loại đàn và quản lý vệ sinh vắt sữa. Với chu trình công nghệ chăn nuôi khép kín hiện đại này, hệ thống nông trại TH sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu sữa tƣơi sạch và an toàn cho nhà máy chế biến Sữa TH qui mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á cùng với công nghệ chế biến tự động hóa từ châu Âu và thiết bị hiện đại nhất trên thế giới. Từ đây Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp” tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An sẽ cung cấp nguồn sữa tƣơi có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu hiện nay đang thiếu hụt của xã hội, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung sữa và nguồn ngoại tệ lớn hàng năm bỏ ra để nhập khẩu sữa từ nƣớc ngoài, góp phần cải thiện và nâng cao trí lực, thể chất cho ngƣời Việt Nam. Dự án tầm cỡ quốc tế này cũng đang hứa hẹn nguồn sinh lực kinh tế mới trên vùng đất Nghĩa Đàn, sẽ là nơi cung cấp dồi dào sản phẩm sữa tƣơi chất lƣợng cao cho cả nƣớc và vƣơn ra thế giới trong tƣơng lai. Đó chính là mục tiêu của dự án, với ý tƣởng tốt đẹp: “Biến đất thành vàng; quyết tâm làm giàu đất nƣớc”.

Với thông điệp “Sữa sạch là con đƣờng duy nhất”, Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp” tại Nghĩa Đàn, Nghệ An sẽ tạo ra hiệu

94

ích lớn. Hiệu ích đó là ngƣời dân đƣợc dùng sữa tƣơi mà không phải qua sữa hoàn nguyên, hoàn toàn yên tâm với chất lƣợng sữa đƣợc thanh lọc từ những con bò nuôi một cách đặc biệt và khoẻ mạnh. Từ một hệ thống các trang trại và nhà máy chế biến tại Nghệ An, các sản phẩm sữa tƣơi và tự nhiên chất lƣợng cao của TH sẽ theo hệ thống phân phối đƣợc xây dựng bài bản để đến với ngƣời tiêu dùng cả nƣớc, mang về cho tỉnh Nghệ An nguồn thu ngân sách ngày càng cao và ổn định. Đây cũng và mục tiêu mà TH milk đang vƣơn tới đồng hành với triết lý của Công ty là mong ƣớc mang “ Hạnh phúc đích thực” đến cho cộng đồng Việt Nam nhƣ trong khẩu hiệu bao trùm của TH “True Happiness”.

Công ty có nhiệm vụ của Tập đoàn TH giao đó là triển khai và thực hiện thắng lợi “Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, công nghệ cao” với mục đích: Sản xuất ra dòng sữa tƣơi sạch, thật sự thiên nhiên nhằm đƣa niềm hạnh phúc đích thực đến với ngƣời dân Việt góp phần nâng cao sức khỏe cải thiện giống nòi, hạn chế lƣợng sữa bột nhập từ nƣớc ngoài. Để mỗi một ngƣời dân Việt Nam đƣợc uống sữa tƣơi nguyên chất thanh trùng, tiệt trùng đƣợc sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại. Tiến tới trở thành một nhu cầu thói quen uống sữa nhƣ ngƣời dân các nƣớc phát triển để các thế hệ ngƣời Việt Nam có thể chất cũng nhƣ trí tuệ, tầm vóc không ngừng đƣợc nâng cao về mọi mặt.

4.1.2. Phương hướng, quan điểm của Công ty về đào tạo nhân lực

Ban Lãnh đạo Công ty xác định việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ khó khăn và để gặt hái đƣợc thành quả đòi hỏi phải trải qua quá trình lâu dài, liên tục và chuyển biến từng bƣớc từng bƣớc. Trƣớc hết, muốn nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh, Công ty phải thực hiện chiến lƣợc tối ƣu hóa chi phí. Đặc biệt là đối với một công ty có quy mô lớn và tốc độ tăng trƣởng nhanh, mạnh nhƣ TH, bài toán chi phí càng phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng. Một trong những chi phí mà Công ty cần quan tâm đến, đó là chi phí quản lý. Bởi trong các công ty lớn nói chung bộ máy quản lý khá cồng kềnh và tốn kém. Để quản lý tốt chi phí quản lý, các công ty cần phải tính đến chi phí lƣơng của bộ phận gián tiếp. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực bộ phận quản lý là vấn đề đang đƣợc

95

CTCP Thực phẩm Sữa TH hết sức quan tâm và chú trọng thực hiện. Thay đổi cơ cấu lao động, cụ thể tăng tỷ trọng lao động trực tiếp và giảm tỷ trọng lao động gián tiếp để tăng hiệu suất làm việc của bộ máy quản lý, phát huy vai trò ngày càng cao của đội ngũ quản lý.

Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa để nâng cao trình độ đối với đội ngũ có trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt là nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo cấp trung. Mặc dù, từ trƣớc đến nay, Công ty vẫn luôn chăm lo công tác phát triển đội ngũ quản lý nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn. Hiện nay, số ngƣời có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 9% trên tổng số nhân viên là con số tƣơng đối thấp so với chỉ tiêu đặt ra của Công ty. Do vậy, đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực thi trong năm tới.

Song song với công tác phát triển đội ngũ quản lý, Công ty rất chú trọng thực hiện nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Đây chính là lực lƣợng lao động quan trọng và trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Công ty. Giải quyết đƣợc yêu cầu về trình độ chuyên môn tay nghề của đội ngũ công nhân, Công ty sẽ giảm bớt đƣợc gánh nặng về dây chuyền sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.

4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo nhân lực của Công ty

Vì đây là là dự án tập trung theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các chiến lƣợc về lao động để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đi tắt đón đầu công nghệ nên yêu cầu trình độ cao. Chú trọng đầu tƣ nguồn nhân lực đã đƣợc đào tạo, có kỹ năng tay nghề cao, có trình độ chuyên môn cao, việc nâng cao sức hấp dẫn hình ảnh Công ty là điều kiện quan trọng để đáp ứng kỳ vọng cho ngƣời đến làm việc.

Trong quá trình đón đầu việc tự do hóa thị trƣờng lao động, Công ty lƣu ý đến quy mô cũng nhƣ số lƣợng khi sử dụng nguồn lao động nhập cƣ từ bên ngoài (chuyên gia), chú trọng đến quá trình chuyển giao công nghệ.

Con ngƣời là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, trình độ phát triển của nguồn nhân lực là lợi thế phát triển của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nào thì con ngƣời cũng đứng ở vị trí trung tâm.

96

triển. Sự phát triển của Doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của cả Quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của mình. Chất lƣợng nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con ngƣời là một tài nguyên vô giá. Vì vậy, Không chỉ chú trọng tuyển dụng nguồn lao động chất lƣợng cao mà công ty cần đặc biệt chú trọng khâu đào tạo và phát triển. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí nhƣng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho công ty trong dài hạn.

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt độngđào tạo tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH tập đoàn TH true milk (Trang 99)