-Ƣu điểm
Về chứng từ kế toán: công ty sử dụng các mẫu chứng từ kế toán theo Quyết định 15 và đƣợc thiết kế vào phần mềm kế toán phù hợp yêu cầu quản lý của công ty; nội dung thông tin trên các chứng từ kế toán bắt buộc đƣợc công ty thực hiện tốt và theo yêu cầu quản lý; quá trình quản lý thu thập chứng từ đƣợc công ty sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian, số lƣợng chứng từ phát sinh đầy đủ và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật; việc bảo quản cũng nhƣ lƣu trữ đƣợc thực hiện tốt theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra công ty đã tự in hóa đơn GTGT theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và hóa đơn GTGT đƣợc có thêm phần tiếng anh khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.
Về sổ sách kế toán: do công ty sử dụng phần mềm kế toán nên việc thiết kế các mẫu sổ theo quy định của Bộ Tài chính bắt buộc cũng nhƣ các sổ theo yêu cầu quản lý của công ty về hình thức và các nội dung đều đƣợc thể hiện đầy đủ trên giao diện của phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng; công ty căn cứ vào yêu cầu quản lý của mình đã mở đầy đủ số lƣợng các sổ kế toán nhƣ sổ tổng hợp cũng nhƣ các sổ chi tiết để phục vụ quản lý cũng nhƣ phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian cũng nhƣ nội dung thông tin chính xác của các nghiệp vụ đã phát sinh đƣợc phần mềm tự động cập nhật khi kế toán viên cập nhật chứng từ gốc vào phần mềm; công ty thực hiện đúng theo quy định về mở sổ, ghi sổ, xóa và sửa chữa sổ kế toán theo quy định, cũng nhƣ quyền truy cập theo phần hành quản lý của từng kế toán viên.
Về phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh: công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng của đơn vị theo Quyết định 15 để căn cứ vào đó phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty đã cụ thể hóa, bổ sung các tài khoản cấp 3 và cấp 4 để hạch toán và theo dõi chi tiết các tài khoản, và việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực hiện một cách
79
chính xác, kịp thời và đúng nguyên tắc, nguyên lý kế toán vào các sổ có liên quan và cũng đƣợc thiết kế trong phần mềm kế toán giúp kế toán viên tiết kiệm thời gian.
-Nhƣợc điểm
Về chứng từ kế toán: bên cạnh những ƣu điểm thì việc thực hiện công tác chứng từ kế toán của công ty cần chú ý vẫn còn một số thông tin trên chứng từ vẫn chƣa cập nhật đầy đủ, chữ ký của ngƣời mua cũng vẫn còn một số không ký tên, việc lƣu trữ tuy đã đƣợc thực hiện một cách khoa học nhƣng do đa số việc quản lý chứng từ trên phần mềm nên việc kèm theo các chứng từ có liên quan chỉ đƣợc thực hiện sau khi in ra, hoặc định kỳ mới đƣợc in ra đóng cuốn dẫn tới có thể xảy ra các rủi ro sai sót có thể xảy ra.
Về sổ sách kế toán: tuy công ty đã mở đầy đủ các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, các bảng kê để theo dõi một cách chi tiết, nhƣng do việc quản lý sổ sách đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán nên việc đối chiếu kiếm tra chỉ đƣợc thực hiện sau khi đƣợc in ra, nên việc phát hiện sai sót là không cao, mất thời gian tìm kiếm nghiệp vụ nào đƣợc cập nhật sai dẫn tới phần mềm kế toán ghi sổ sai kéo theo; chƣa có sổ theo dõi các khoản công nợ quá hạn.
Về phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh: việc cập nhật nghiệp vụ kinh tế phát sinh là do kế toán kiểm tra thông tin trên các chứng từ gốc sau đó cập nhật vào các chứng từ do bộ phận kế toán phát hành nhƣ: phiếu thu, phiếu chi, biên lai, phiếu kế toán,.... việc cập nhật sai thông tin trên chứng từ cũng nhƣ sai số dẫn tới việc khó phát hiện ra, do lúc cập nhật thì trên các sổ đƣợc ghi sổ cũng đƣợc đồng bộ và cả các báo cáo tài chính đƣợc đồng bộ dẫn tới sai sót kéo theo; và những nghiệp vụ không hợp lý với nguyên tắc, nguyên lý kế toán phần mềm cũng không phát hiện đƣợc.