PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ VIỆC LỰA

Một phần của tài liệu tác động của marketing truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dân thành phố cần thơ (Trang 59)

LỰA CHỌN MUA HÀNG CỦA NGƢỜI DÂN CẦN THƠ.

4.3.1 Trang web thƣờng mua theo trình độ học vấn

Việc lựa chọn địa điểm để mua hoặc tiêu dùng bất cứ món hàng nào luôn được mọi người quan tâm, hơn hết việc đòi hỏi địa điểm có uy tín, thương hiệu lại luôn được những người có trình độ học vấn cao quan tâm. Nên tác giả tiến hành thực hiện phân tích mối quan hệ của hai biến này cụ thể như sau:

Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa trang web thƣờng mua với trình độ học vấn.

ĐVT: %

Trang web

Trình độ học vấn

Tổng cộng

Trung học phổ thông Cao đẳng Đại học Sau đại học

Chodientu 2,8 4,2 6,1 0,5 13,6 Facebook 7,5 5,2 6,6 0,0 19,2 123mua 8,0 3,3 7,0 0,5 18,8 Lazada 2,3 1,4 8,0 0,5 12,2 Khác (Trangweb trôi nổi) 10,3 8,0 15,5 2,3 36,2 Tổng cộng 31,0 22,1 43,2 3,8 100,0

(Nguồn: Số liệu thu thập, 2014)

Việc phân tích bảng chéo (Crosstabs) cho thấy mỗi liên hệ giữa trang web thường mua với trình độ học vấn. Cụ thể như sau:

Đứng đầu là những trang web trôi nổi chiếm tỷ lệ cao nhất 36,2% trong tổng số các đối tượng được hỏi. Trong đó đối tượng quan tâm nhiều nhất là những người có trình độ học vấn Đại học chiếm 15,5%, kế đến là Trung học phổ thông chiếm 10,3%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm tỷ lệ là 8,0% và 2,3%.

Thứ nhì là trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay - Facebook chiếm tỷ lệ 19,2% với các đối tượng được quan tâm lần lượt là Trung học phổ thông chiếm 7,5%, Đại học chiếm 6,1%, Cao đẳng chiếm 4,2% và thấp nhất là Sau đại học chỉ chiếm 0,5%.

Kế đến là trang 123mua chiếm tỷ lệ 18,8% trong tổng các đối tượng được hỏi. Đối tượng ưa thích trang web này bao gồm Trung học phổ thông chiếm 8%, Đại học chiếm 7%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm 3,3% và 0,5%.

Tiếp theo là trang Chodientu chiếm tỷ lệ 13,6% với những đối tượng quan tâm nhiều nhất là Đại học chiếm 6,1%, Cao đẳng chiếm 4,2%, Trung học phổ thông chiếm 2,8% và Sau đại học chỉ chiếm 0,5%.

45

Đứng ở vị trí cuối cùng là trang web khá nổi tiếng tại Việt Nam – Lazada. Tuy nhiên chỉ chiếm 12,2% trong tổng số đối tượng được hỏi. Những đối tượng ưa thích trang web này bao gồm: nhóm có trình độ Đại học chiếm 8,0%, Trung học phổ thông chiếm 2,3%, thấp nhất là nhóm Cao đẳng và Sau đại học với các mức lần lượt là 1,4% và 0,5%.

Tóm lại, thông qua phân tích bảng chéo ở trên ta nhận thấy phần đông các đối tượng mua hàng trên trang web có trình độ học vấn tập trung vào 3 nhóm chính là: Đại học chiếm 43,2%, Trung học phổ thông chiếm 31,0% và Cao đẳng chiếm 22,1%. Nhóm có trình độ sau đại học chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 3,8% trong tổng số những đối tượng được phỏng vấn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học chủ yếu là những nhóm giới trẻ hiện nay nên họ rất năng động, thường xuyên truy cập web và chịu tìm hiểu thông tin mua sắm trên các trang mạng. Ngược lại, những đối tượng có trình độ Sau đại học họ thường dành nhiều thời gian hơn cho công việc, học tập và nghiên cứu, v.v… nên không thích thú mấy đến việc mua sắm qua hình thức mua hàng trực tuyến này.

Để kiểm chứng lại nhận định trên ta dùng kiểm định chi – bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa trang web thường mua và trình độ học vấn:

- H0: Không có mối quan hệ giữa trang web mua và trình độ học vấn. - H1: Có mối quan hệ giữa trang web mua và trình độ học vấn.

Bảng kết quả kiểm định Chi – bình phương ( xem phụ lục 2)

Kết quả kiểm định chi- bình phương như sau: hầu hết kết quả kiểm định các trang web mua theo trình độ học vấn đều có sig lớn hơn 5% riêng trang web Lazada có sig = 0,028 khá nhỏ so với 0,05 (5%) nên ta có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 đối với trang web này tức là tại trang web Lazada có mối quan hệ với trình độ học vấn. Ngoài ra các trang web còn lại như Chodientu, Facebook, 123mua, Khác do có Sig lớn hơn 5% nên không có liên hệ gì với trình độ học vấn hoặc khi lựa chọn mua hàng tại trang web này và trình độ học vấn của họ không có sự khác biệt.

46

4.3.2 Các tiêu chí đƣợc chú ý theo trình độ học vấn

Ngoài địa điểm thì những tiêu chí của những người có trình độ học vấn càng cao thì họ cũng càng đòi hỏi cao về những yếu tố như chất lượng về sản phẩm, dịch vụ, phục vụ...

Bảng 4.3 Tiêu chí mua hàng đƣợc chú ý theo trình độ học vấn

ĐVT: %

Thông tin trang web

Trình độ học vấn

Tổng cộng

Trung học

phổ thông Cao đẳng Đại học Sau đại học

Giá cả hợp lý 12,9 8,6 14,6 1,7 37,8

Phục vụ tốt 4,7 6,0 4,3 0,4 15,5

Phổ biến 3,9 2,1 4,3 0,4 10,7

Chương trình khuyến mãi 4,7 4,7 9,4 0,9 19,7

Khác (chất lượng, kiểu

dáng) 3,9 1,7 10,3 0,4 16,3

Tổng cộng 30,0 23,2 42,9 3,9 100,0

(Nguồn: Số liệu thu thập, 2014)

Dựa vào việc phân tích bảng chéo (Crosstabs) ta thấy được mỗi liên hệ giữa các tiêu chí được chú ý theo trình độ học vấn. Cụ thể như sau:

Đứng đầu là tiêu chí về giá cả hợp lý chiếm tỷ lệ cao nhất 37,8% trong tổng số các đối tượng được hỏi. Trong đó đối tượng quan tâm nhiều nhất là những người có trình độ học vấn: Đại học chiếm 14,6%, kế đến là Trung học phổ thông chiếm 12,9%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm tỷ lệ là 8,6% và 1,7%.

Thứ nhì là Chương trình khuyến mãi chiếm tỷ lệ 19,7% với các đối tượng được quan tâm lần lượt là: Đại học chiếm 9,4%, Trung học phổ thông và Cao đẳng cùng ở mức 4,7%, thấp nhất là Sau đại học chỉ chiếm 0,9%.

Kế đến là các tiêu chí Khác (chất lượng, kiểu dáng..) chiếm tỷ lệ 16,3% trong tổng các đối tượng được hỏi. Nhóm đối tượng chú ý đến tiêu chí này bao gồm: Đại học chiếm 10,3%, Trung học phổ thông chiếm 3,9%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm 1,7% và 0,4%.

Tiếp theo là tiêu chí Phục vụ tốt chiếm tỷ lệ 15,5% với những đối tượng quan tâm nhiều nhất là: Cao đẳng chiếm 6,0%, Trung học phổ thông chiếm 4,7%, Đại học chiếm 4,3% và thấp nhất Sau đại học chỉ chiếm 0,4%.

Đứng ở vị trí cuối cùng là tiêu chí Phổ biến chỉ chiếm 10,7% trong tổng số đối tượng được hỏi. Những đối tượng chú ý đến tiêu chí này bao gồm: nhóm có trình độ

47

Đại học chiếm 4,3%, Trung học phổ thông chiếm 3,9%, thấp nhất là nhóm Cao đẳng và Sau đại học với các mức lần lượt là 2,1% và 0,4%.

Tóm lại, thông qua phân tích bảng chéo ở trên ta nhận thấy phần đông các đối tượng chú ý đến các tiêu chí khi mua hàng trên web là: Giá cả hợp lý chiếm 37,8%, Chương trình khuyến mãi chiếm 19,7%, Các tiêu chí Khác và Phục vụ tốt khá ngang nhau ở mức lần lượt là 16,3% và 15,5%, thấp nhất là tiêu chí Phổ biến chỉ chiếm 10,7%. Điều này có thể được giải thích rằng việc mua bất cứ món hàng nào dù là hình thức trực tuyến hay truyền thống thì giá vẫn luôn là yếu tố được khách hàng quan tâm, trong thực tế những người có trình độ càng cao đòi hỏi của họ cũng càng cao. Tuy nhiên, trong lĩnh vực mua hàng trực tuyến này thì các yếu tốt khác bao gồm như chất lượng không được mấy quan tâm bởi lẽ những người tham gia họ đều ý thức rủi ro luôn về bên mình mặc dù có mong đợi chất lượng như ý muốn nhưng nếu có kém hơn họ cũng cảm thấy bình thường điều này giúp cho giá cả và khuyến mãi lại được ưu tiên hơn hết. Ngoài ra, những vấn đề khó khăn như “người tiêu dùng khó kiểm định chất lượng hàng hóa, họ đánh giá rằng mua hàng tại cửa hàng dễ dàng và nhanh hơn, ngoài ra họ cũng không mấy tin tưởng vào đơn vị bán hàng...” (nguồn TMĐT&CNTT 2013) cũng là một điểm yếu lớn khiến cho mua hàng trực tuyến không diễn ra phổ biến.

Để kiểm chứng lại nhận định trên ta dùng kiểm định chi – bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa trang web thường mua và trình độ học vấn:

- H0: Không có mối quan hệ giữa tiêu chí trang web và trình độ học vấn. - H1: Có mối quan hệ giữa tiêu chí trang web và trình độ học vấn.

Bảng kết quả kiểm định Chi – bình phương ( xem phụ lục 2)

Kết quả phân tích bảng chéo như sau: hai tiêu chí về phục vụ tốt và tiêu chí khác (chất lượng, kiểu dáng,...) có sig lần lượt bằng 0,015 và 0,005 đều nhỏ hơn 5% nên ta có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 từ đó đưa ra kết luận giữa hai tiêu chí phục vụ tốt và khác (chất lượng, kiểu dáng,...) đều có mối liên hệ với trình độ học vấn. Các tiêu chí còn lại như: giá cả hợp lý, phổ biến và chương trình khuyến mãi đều có Sig lớn hơn 5% nên ta chấp nhận H0 với kết luận là giữa các tiêu chí này và trình độ học vấn không có mối liên hệ với nhau.

48

4.3.3 Mặt hàng ƣa chuộng theo giới tính Bảng 4.4 Mặt hàng đƣợc ƣa chuộng theo giới tính.

ĐVT: %

(Nguồn: Số liệu thu thập, 2014)

Dựa vào bảng 4.4 ta thấy có 53,8% đối tượng được phỏng vấn là nam và 46,2% đối tương được phỏng vấn là nữ. Qua đó cho thấy sự chênh lệch về giới tính giữa hai nhóm đối tượng này không cao (khoảng 7,6%).

Trong số các mặt hàng thì Quần áo là mặt hàng được ưa chuộng nhất khi chiếm tới 42,8%, trong đó Nữ giới chiếm 28,3% gần gấp đôi so với Nam giới là 14,5%. Kế đến là Phụ kiện, trang sức và Điện tử có mức khá ngang bằng nhau khi lần lượt chiếm 20,8% và 20,2%. Đối với mặt hàng là Phụ kiện, trang sức thì Nữ giới vẫn tiếp tục chiếm 13,3% cao hơn tỷ lệ của Nam giới là 7,5%. Trong khi đối với hàng Điện tử thì Nam giới lại chiếm tới 16,8% gấp khoảng 5 lần so với mức 3,5% của Nữ giới. Vấn đề này được lý giải bởi vì do nhu cầu về ăn mặc, làm đẹp và tính chất đòi hỏi của công việc nên có thể dễ hiểu là tại sao các mặt hàng Quần áo, Phụ kiện và trang sức lại thu hút Nữ giới nhiều hơn. Trong khi đó, Nam giới thường có đam mê tìm tòi, học hỏi và khám phá nên các mặt hàng Điện tử và Công nghệ lại mang tính hấp dẫn nhiều hơn.

Các mặt hàng Khác chiếm tỷ lệ 11,6%, trong đó tỷ lệ ưa chuộng của Nam giới và Nữ giới chênh lệch nhau không đáng kể khi lần lượt ở mức 6,4% và 5,2%. Cuối cùng là Sách có tỷ lệ ưa chuộng thấp nhất vì chỉ chiếm 4,6%. Nguyên nhân là do ngày nay có rất nhiều các thư viện, nhà sách và hiệu sách được lập nên nhiều, đa số họ có thể đọc tại chỗ, chưa kể đến việc đọc sách online cũng khá rất thịnh hành, tiện lợi và trả với mức chi phí thấp thì lại được người tiêu dùng ưu ái hơn hẳn.

- H0: Không có mối quan hệ giữa mặt hàng tiêu dùng và giới tính. - H1: Có mối quan hệ giữa mặt hàng tiêu dùng và giới tính..

Mặt hàng Giới tính Tổng cộng Nam Nữ Quần, áo 14,5 28,3 42,8 Phụ kiện, trang sức 7,5 13,3 20,8 Sách 1,2 3,5 4,6 Điện tử 16,8 3,5 20,2 Khác 6,4 5,2 11,6 Tổng cộng 46,25 53,8 100,0

49

Bảng kết quả kiểm định Chi – bình phương ( xem phụ lục 2)

Kết quả kiểm định chi – bình phương cho ta thấy hai mặt hàng quần áo và điện tử đều có Sig = 0,000 rất nhỏ so với 5% dó đó chúng ta có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 tại hai mặt hàng này với kết luận: Có mối liên hệ giữa mặt hàng quần áo, điện tử và giới tính của người tiêu dùng. Các mặt hàng khác như phụ kiện trang sức, sách và các mặt hàng khác đều có Sig lớn hơn 5% nên ta chấp nhận H0 và kết luận không cố mối quan hệ giữa những mặt hàng này với giới tính của đáp viên.

4.3.4 Mặt hàng ƣa chuộng theo độ tuổi

Người tiêu dùng ở những tuổi khác nhau sẽ có những suy nghĩ, nhận xét về nhu cầu của mình khác nhau, nên nhưng nhà kinh doanh cần nắm bắt được nhu cầu đó của họ một cách kịp thời để có thể đáp ứng được nó và làm thỏa mãn sự hài lòng khách hàng, cụ thể như sau:

Bảng 4.5 Mặt hàng đƣợc ƣa chuộng theo độ tuổi

ĐVT: % Mặt hàng Tuổi Tổng cộng 16-22 23-30 >30 Quần áo 34,1 4,6 4,0 42,8 Phụ kiện, trang sức 15,0 4,0 1,7 20,8 Sách 3,5 1,2 0,0 4,6 Điện tử 14,5 2,9 2,9 20,2 Khác 7,5 2,9 1,2 11,6 Tổng cộng 74,6 15,6 9,8 100,0

(Nguồn: Số liệu thu thập, 2014)

Bảng phân tích trên cho ta thấy được mối quan hệ của mặt hàng thường được ưa chuộng theo độ tuổi của người tiêu dùng như sau:

Đầu tiên, mặt hàng được ưa chuộng và cũng được tiến hành diễn ra buôn bán thịnh hành nhất đất nước là quần áo (chiếm 42,8%) trong tổng số các đáp viên được hỏi. Trong đó được quan tâm nhiều nhất là những người nằm ở độ tuổi trẻ (hầu hết là chưa có việc làm) từ 16 đến 22 tuổi chiếm 34,1%, kế đến là có độ tuổi trưởng thành (có thể có việc làm) từ 23 đến 30 tuổi chiếm 4,6% và cuối cùng là nhóm tuổi trung niên lớn hơn 30 tuổi chiếm khá ít với 4,0%.

Với mức quan tâm thứ hai thì phụ kiện, trang sức được các đáp viên chọn với mức 20,8% trên tổng số đáp viên được phỏng vấn, trong đó với các đối tượng quan tâm đến mặt hàng này lần lượt như sau: nhóm tuổi trẻ (16-22) chiếm 15,0%; tiếp

50

theo là nhóm tuổi trưởng thành (23-30) chiếm 4,0% và cuối cùng là nhóm trung niên (>30) chiếm 1,7%.

Tiếp theo là mặt hàng điện tử chiếm 20,2%, trong tổng số các đáp viên được hỏi. Nhóm đáp viên chú ý đến mặt hàng này như sau: Nhóm tuổi trẻ (16-22) chiếm 14,5%, nhóm tuổi trưởng thành (23-30) và nhóm tuổi trung niên (>30) đồng chiếm 2,9%.

Kế đến là những mặt khác chiếm tỷ lệ 11,6% với những đáp viên quan tâm nhiều nhất là: nhóm tuổi tuổi chiếm 7,5%, tiếp theo là nhóm tuổi trưởng thành chiếm 2,9% và được quan tâm thấp nhất là nhóm tuổi trung niên chỉ có 1,2%.

Đứng ở vị trí cuối cùng là mặt hàng Sách chỉ chiếm có 4,6% trên tổng số đáp viên, trong đó quan tâm nhiều nhất lại tiếp tục là những đáp viên ở nhóm tuổi trẻ với 3,5% tiếp theo là nhóm tuổi trưởng thành 1,2% và không có sự quan tâm nào đối với mặt hàng này là nhóm tuổi trung niên với 0,0%.

Tóm tại, thông qua phân tích bảng chéo ta thấy phần đông các đáp viên chú ý đến những mặt hàng khi mua trực truyến là: Quần áo chiếm 42,8%, hai mặt hàng Phụ kiện, trang sức và Điện tử không có mấy chênh lệch với tỷ lệ lần lượt là 20,8% và 20,2%, Mặt hàng khác chiếm 11,6% và ít quan tâm nhất là Sách chỉ chiếm 4,6%. Qua đó ta có thể thấy được, mua hàng trực tuyến phần lớn đều tập trung vào những nhóm tuổi trẻ, nhóm tuổi luôn có những suy nghĩ táo bạo và thích thử thách. Trong đó những mặt hàng luôn được quan tâm hàng đầu của các đáp viên là thời trang điển hình như Quần áo, Phụ kiện trang sức có thể nói đây là những mặt hàng được kinh doanh phổ biến (chiếm 62% trong thống kê các hàng hóa phổ biến “nguồn: báo cáo TMĐT 2013”), mặc dù khi mua cũng không đảm bảo được chất lượng hoàn toàn với người tiêu dùng nhưng đây là mặt hàng có chi phí tương đối phù hợp kèm theo những hình ảnh quảng bá khá bắt mắt và chiến lược kinh doanh của các nhà kinh doanh khá hấp dẫn,và đối tượng là những bạn trẻ chưa thực sự trưởng thành thì suy nghĩ về nhu cầu của họ cũng chưa cao nên việc này cũng tương đối là hợp lý.

- H0: Không có mối quan hệ giữa mặt hàng tiêu dùng và độ tuổi. - H1: Có mối quan hệ giữa mặt hàng tiêu dùng và độ tuổi..

Một phần của tài liệu tác động của marketing truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dân thành phố cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)