Hệ thống cung cấp điện

Một phần của tài liệu tác động của marketing truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dân thành phố cần thơ (Trang 46)

Hiện nay, thành phố Cần Thơ được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia (qua đường dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5 MW) cung cấp điện cho thành phố qua đường dây 110 KV và 6 trạm biến áp.

Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 5 nhà máy 3.300 MW bao gồm: Ô Môn 1: 600 MW, Ô Môn 2: 720 MW; nhà máy điện FO/khí 660 MW; Ô Môn 4: 720 MW và Ô Môn 5: 600 MW dự kiến hoàn thành cả 5 nhà máy vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đưa vào vận hành vào năm 2009.

3.4.2 Cấp thoát nƣớc

Cấp nước: Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nước với tổng công suất 109.500 m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nước từ 10 – 20 m3/giờ và các cụ̣m dân cư lớn 50 - 100 hộ có hệ thống nối mạng cấp nước sạch . Trong thời gian tới, cần phải tiếp tụ ̣c nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước là 23.509 m, đường cống Ø 300 - 1.200 mm và 7.216 m các mương xây B = 200 – 500 mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nước tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.

32

3.4.3 Giao thông

3.4.3.1 Hệ thống giao thông đường bộ

Toàn thành phố có 2.762,84 km đường, mật độ 2,3 km/km2 (nếu không tính đường xã ấp, toàn thành phố có 698,548 km đường, mật độ 0,5 km/km2); trong đó có 123,715 km quốc lộ; 183,85 km đường tỉnh; 332,87 km đường huyện; 153,33 km đường đô thị; 1.969,075 km đường ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đường bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đường đất phần lớn sử dụ ̣ng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.

3.4.3.2 Hệ thống giao thông đường sông

Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình > 2,5 m). Gồm: 6 tuyến do Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Bốn tuyến đường sông do thành phố quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài 81,45 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.

3.4.3.3 Giao thông hàng không

Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào ngày 01/01/2011.

3.4.3.4 Hệ thống các công trình phục vụ giao thông

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu , khởi công vào tháng 9 năm 2004, đã hoàn thành và đưa vào sử dụ ̣ng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra, hệ thống cảng của Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể tiếp nhận tàu tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phụ ̣c vụ ̣ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tư giai đoạn II . Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố , Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ . Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình phụ ̣c vụ ̣ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tụ̣c đầu tư phát triển hoàn thiện hơn.

33

3.5 KINH TẾ

Giai đoạn 2011 - 2014, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng Cần Thơ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,98%. Riêng năm 2014, GDP ước đạt 68.932 tỉ đồng (tăng 1,5 lần so với năm 2010), thu nhập bình quân đầu người đến năm 2014 ước đạt 70,5 triệu đồng (tăng 1,8 lần so với năm 2010 và gấp 7 lần so với năm 2004). Đến nay, Cần Thơ có 8 KCN tập trung, thu hút 212 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỉ USD, vốn đầu tư đã thực hiện 842 triệu USD… Tỷ trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được 1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433 tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện được 3.443 tỉ đồng, đạt 40,99% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 9 Tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Cần Thơ đạt 10,3%, mức cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân sách được 5.092 tỉ đồng, đạt 59,5% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố giao… Tuy nhiên, bên cạnh những mặc tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng của những năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ, xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm…

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa, với sản lượng 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể. Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2.589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy, khu công nghiệp Thốt Nốt, khu công nghiệp Hưng Phú 1 và Hưng Phú 2, khu công nghiệp tại quận Ô Môn. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ - Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công

34

nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Big C, Metro, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế. Các ngành dịch vụ tại Cần Thơ rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,...

Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ngành Dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm nhấn khá ấn tượng làm sôi động kinh tế thành phố. Trong 7 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ trên địa bàn thành phố ước thực hiện 447,4 triệu USD, đạt 48,2% so kế hoạch năm và tăng 4,3% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá hơn 431,9 triệu USD, đạt 48% so kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ, dịch vụ thu ngoại tệ 15,5 triệu USD, đạt 53,45% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất gần 437.000 tấn gạo, đạt 82,4% so kế hoạch năm và tăng 20,2% so cùng kỳ, nhưng giá trị chỉ đạt gần 187 triệu USD, giảm 8% về giá trị. Trong đó, xuất trực tiếp 239.000 tấn (giá trị 102 triệu USD), xuất ủy thác 198.000 tấn (85 triệu USD) và cung ứng cho xuất khẩu trên 110.000 tấn gạo.

3.6 DÂN CƢ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƢ

Tính đến năm 2012, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.214.100 người, mật độ dân số đạt 862 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 805.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.900 người. Dân số nam đạt 603.700 người, trong khi đó nữ đạt 610.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7.1 ‰

3.7 VĂN HÓA - XÃ HỘI - DU LỊCH

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền,người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc...

Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò

35

mái dài, xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác.

Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn,… Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa... Cần Thơ từ xưa từng được biết đến qua câu ca dao:

“Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về”

(Ca dao Việt Nam) Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đài Phát thanh Truyền hình Thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP. Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH (direct – to - home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài truyền thanh ở các quận, huyện

Cần Thơ có Sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người. Nhưng đội bóng của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá bóng thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30/4 và ngày 2/9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia. Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa Năng (đầu tư bởi Quân Đội), Khu thi đấu tennis bãi cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân Khu 9.

Một số địa điểm di tích và du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:

Bến Ninh Kiều

Chùa Long Quang (Cần Thơ)

Chùa Ông (Cần Thơ)

Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Phong Điền

Khu Du Lịch Sinh Thái Cồn Khương (Ninh Kiều)

36

CHƢƠNG 4

TÁC ĐỘNG CỦA MARKETING TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA NGƢỜI DÂN

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1.1 Phân bố cơ cấu mẫu theo quận

Dựa vào vị trí địa lý và nhằm giúp thuận tiện cho việc phỏng vấn, tác giả đã phân chia địa bàn theo các quận trước khi bắt đầu tiến hành thu mẫu với tỷ lệ tương ứng trên tổng số 120 quan sát như sau:

Bảng 4.1 Cơ cấu thu thập số liệu phân theo địa bàn

ĐVT : %

Quận Kế hoạch Thực hiện

Số người % Số người % Ninh Kiều 36 30 36 30 Cái Răng 24 20 24 20 Bình Thủy 24 20 24 20 Ô Môn 18 15 18 15 Thốt Nốt 18 15 18 15 Tổng 100

37

Nguồn: Số liệu thu thập, 2014.

Hình 4.1 Phân bố cơ cấu mẫu theo quận.

Trong cơ cấu phân bố quan sát theo địa bàn, sở dĩ Ninh Kiều được tác giả chọn là quận có số lượng quan sát cần thu thập chiếm tỷ trọng cao nhất so với các quận khác là do:

Thứ nhất, Ninh Kiều có nền kinh tế phát triển nhất Thành Phố Cần Thơ (GDP bình quân đầu người năm 2014 là 54 triệu đồng/người, trong khi GDP bình quân của các quận khác là 30 – 50 triệu đồng/ người). Bên cạnh đó kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều 9 tháng qua tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển đúng theo định hướng đã đề ra, kinh tế ước đạt mức tăng trưởng 18,8%. Tổng thu ngân sách hơn 492 tỷ đồng, đạt gần 80% chỉ tiêu, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, còn khoảng 1.25%. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân cư đông và mức sống cao, đồng thời là nơi tập trung của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nên cũng góp phân thu hút những học sinh sinh viên ở các tỉnh lân cận, ngành nghề đa số là dịch vụ và mua bán… nên góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của kinh tế.

Thứ hai, đối với hình thức mua - bán hàng trực tuyến, thường những nhà kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ có chính sách ưu đãi để kích thích những người trong khu vực hoặc khu vực lân cận để họ mua nhiều hơn. Chẳng hạn: miễn phí giao hàng tận nhà cho khách trong khu vực quận Ninh Kiều và các quận lân cận như Cái Răng, Bình Thủy. Ngược lại, các quận ở xa như Ô Môn và Thốt Nốt thì khách hàng sẽ phải tự trả chi phí cho việc vận chuyển khi họ mua hàng trực tuyến.

Chính vì những chính sách này và điều kiện kinh tế ở từng khu vực có sự khác

Một phần của tài liệu tác động của marketing truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dân thành phố cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)