Phân tích bảng chéo dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi-bình phương (Chi-square). Bảng phân tích Cross-tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table) mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến. Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập
23
và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc. Trong phân tích Cross - Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến.
Các giả thuyết trong kiểm định có nội dung sau: - H0: Không có mối quan hệ giữa các biến. - H1: Có mối quan hệ giữa các biến.
Giá trị kiểm định x bình phương trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P_value). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng alpha (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến không có liên hệ với nhau.
Kiểm định Cronbach Alpha
Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu. Tính hệ số Cronbach Alpha được thực hiện đối với mỗi nhóm biến kết cấu nên các nhân tố. Hệ số Cronbach alpha cho biết sự tương đối đồng nhất trong đo lường theo các biến có nội dung gần gũi với nhau và đã hình thành nên một nhân tố. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ vả tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên. Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định đâu là những tiêu chí quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm.