NGUỒN GỐC TÊN GỌI

Một phần của tài liệu tác động của marketing truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dân thành phố cần thơ (Trang 44)

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông Tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội

30

đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "Cần" và "Thơ". Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "Kìn Tho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "Lò Tho". Từ quan điểm vững chắc rằng "Lò Tho" là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hoá tiếng Khmer "Kìn Tho", người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "Kìn Tho".

Về nguồn gốc chữ "Cần Thơ", có 2 thuyết. Thuyết thứ nhất kể rằng khi chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, thuyền ngài lênh đênh trên sông Hậu, trong đêm khuya thanh vắng ngài nghe có tiếng ngâm thơ, đờn địch, hò hát hòa nhau rất nhịp nhàng, từ một khúc sông xa vọng lại. Ngài xúc động và đặt tên con sông nhỏ này là "Cầm Thi Giang". Cầm Thi được đọc trại thành Cần Thơ. Một truyền thuyết khác nói là khi xưa vùng Cần Thơ có trồng nhiều rau cần và rau thơm. Mỗi khi chèo ghe đi bán trên sông rạch, chủ ghe thường rao: "Ai mua rau cần thơm không". Rau cần thơm vì vậy đã vào ca dao, và cần thơm đọc trại thành Cần Thơ:

“Rau cần rau thơm xanh mướt

Mua mau kẻo hết, chậm bước không còn Rau cần lại với rau thơm

Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều”

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn ươn hèn cắt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ cho Pháp vào năm 1876. Thiết lập ách thống trị trên vùng đất này, thực dân Pháp chính thức hóa tên gọi Cần Thơ bằng những văn bản hành chính. Để dễ bề kiểm soát hoạt động của nhân dân từng tỉnh trong 3 tỉnh vừa chiếm được, chúng còn đánh số, tỉnh Cần Thơ mang con số 19. Từ đó trở đi, các phương tiện giao thông (chủ yếu giao thông thủy) như thuyền, ghe của Cần Thơ đều phải gắn con số 19 trước mui. Ngay cả lính mã tà của chúng, mỗi lần có việc di chuyển từ Cần Thơ sang tỉnh khác hoặc giải phạm nhân chống đối lên Sài Gòn đều gắn con số 19 vào cổ áo để dễ nhận diện lính của mỗi tỉnh thuộc đất nhượng địa.

Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai (1945-1954), đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp lập ra chính quyền bù nhìn tay sai Việt Nam Cộng hòa hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Dười thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền tay sai muốn che giấu bộ mặt thật dưới cái vỏ “độc lập” bằng cách đổi tên một loạt tỉnh mà Pháp đã chính thức hóa bằng văn bản hành chính trước kia về với tên “khởi thủy”. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Sắc lệnh 143-NV được Ngô Đình Diệm ban hành để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một

31

số tỉnh mới được thành lập. Trong đó, chúng đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh, tuy nhiên vẫn giữ lại tên gọi tỉnh lỵ là "Cần Thơ" như cũ. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, địa danh "Cần Thơ" chỉ còn được dùng để chỉ khu vực đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Phong Dinh, tuy nhiên đến năm 1970 khu vực này và vùng phụ cận được nâng cấp trở thành thị xã Cần Thơ.

Nếu vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Cần Thơ có tên là "Phong Phú" thì đến thời Việt Nam Cộng hòa, vùng đất này lại mang tên một địa danh mới lạ hoàn toàn và chưa bao giờ xuất hiện trước đó: "tỉnh Phong Dinh". Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng cũng như đồng bào trong tỉnh nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung không bao giờ công nhận tên gọi tỉnh Phong Dinh mà vẫn duy trì và sử dụng tên gọi cũ là tỉnh Cần Thơ.

Một phần của tài liệu tác động của marketing truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dân thành phố cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)