4.2.1 Chi tiêu
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ khách hàng chi tiêu cho mua hàng trực tuyến chủ yếu nằm ở mức dưới 500.000 đồng (chiếm 54%), tỷ lệ chi tiêu được chọn thấp nhất là ở mức trên 2.000.000 đồng (chiếm 3%). Cụ thể như sau:
Nguồn: Số liệu thu thập, 2014.
Hình 4.5 Mức chi tiêu mua hàng cho việc mua hàng trực tuyến của các đáp viên Đa phần các đối tượng chi tiêu cho việc mua hàng trực tuyến ở mức dưới 500.000 đồng là chủ yếu. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ việc thu thập mẫu mà đối tượng chủ yếu được phỏng vấn là học sinh, sinh viên. Đây là những thành phần hầu như chưa có thu nhập riêng cho bản thân, tuy một số đối tượng có thể tự lập để nuôi sống bản thân nhưng tỷ lệ không đáng kể nên việc chi tiêu dưới mức 500.000 đồng chiếm tới trên 50% tổng số quan sát. Ngoài ra tỷ lệ chi tiêu cho mức trên 2 triệu đồng là rất nhất (chỉ chiếm 3%). Nguyên nhân một phần do số lượng quan sát thu được từ những người đã có gia đình và Sau đại học ít nhưng lại là những đối tượng đã có việc làm và lương ổn định. Kế đến, do kinh nghiệm thực tiễn trong việc phỏng vấn của tác giả còn thấp, uy tín của bản thân chưa cao nên rất khó tiếp cận những khách hàng lớn tuổi có thu thập cao và những khách hàng khó tính. Mặt khác, đối tượng mua hàng trực tuyến còn e ngại với với chất lượng, hình ảnh, thương hiệu khi nhìn sản phẩm từ hình ảnh trên mạng nên việc họ chi tiêu của họ chủ yếu là cho những mặt hàng rẻ tiền dễ hiểu là để hạn chế khả năng rủi ro và tổn thất cho bản thân. 54 26 12 5 3 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ (%) < 0,5 ≥ 0,5 - < 1 ≥ 1 - < 1,5 ≥ 1,5 - < 2 ≥ 2
41
4.2.2 Tiêu chí của trang web
Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số tất cả đáp viên thì có 37,8% ý kiến cho rằng thông tin về giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng khi họ lựa chọn tiêu dùng, sau đó có 19,7% trên tổng số quan sát đồng ý rằng các chương trình khuyến mãi cũng là một yếu tố quan trọng không kém, ngoài ra cũng còn một số yếu tố khác liên quan đến chất lượng, kiểu dáng,...của sản phầm cũng xem là cần thiết nên có 16,3% ý kiến đồng ý.
Nguồn: Số liệu thu thập, 2014.
Hình 4.6 Các thông tin của trang web.
Bên cạnh đó thông tin được đồng ý thấp nhất đó là phổ biến chỉ với 10,7%. Kết hợp với những phần thống kê mô tả ở trên về “trình độ học vấn” và “chi tiêu mua hàng” thì đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là học sinh, sinh viên; mức chi tiêu của họ cho mỗi lần mua trực tuyến chỉ ở mức dưới 500.000 đồng chiếm phần lớn. Đối tượng là những người chưa thể kiếm ra thu nhập cho bản thân nên chi tiêu của họ trong việc mua hàng trực tuyến cũng chỉ ở mức thấp, qua đó ta có thể nhận thấy về việc lựa chọn sản phẩm ngoài mẫu mã, chất lượng, thì giá cả vẫn luôn là yếu tố đặc biệt được quan tâm của người tiêu dùng nhất là với nhóm đang còn sống nhờ vào gia đình, người thân lại trở nên quan trọng hơn. Ngược lại với thông tin phổ biến lại không được mấy quan tâm, cũng có thể đặc điểm này không mang lại nhiều lợi ích cho bản thân khách hàng nên không tạo được sự thu hút mạnh mẽ đối với họ, bên cạnh đó do thiếu xót của tác giả nên có những đặc điểm khác có thể sẽ ảnh hưởng hơn so với phổ biến mà tác giả chưa kịp đề cập tới.
37,8 19,7 16,3 15,5 10,7 00 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ lệ (%)
Giá hợp lý Khuyến mãi Khác ( Chất lượng, kiểu dáng,...)
Phổ biến Phục vụ tốt
42
4.2.3 Trang web
Qua kết quả thống kê cho ta thấy, chiếm tỷ trọng cao nhất là các trang web khác (ngoài những gợi ý tác giả đưa ra) với 36,2%, tiếp sau đó là Facebook chiếm 19,2%, đứng ở vị trí thứ ba với 18,8% là trang www.123mua.vn, kế tiếp được 13,6% quan sát lựa chọn là www.Chodientu.vn và cuối cùng trong lựa chọn về trang web là www.Lazada.vn với 12,2% trên toàn bộ các đối tượng được phỏng vấn.
Nguồn: Số liệu thu thập, 2014.
Hình 4.7 Trang web đáp viên lựa chọn
Nhìn chung, người tiêu dùng tại Cần Thơ có xu hướng mua tại những địa điểm trôi nổi không được đăng kí rõ ràng hoặc được biết đến từ những mối quen hoặc là những nơi có thể đặt chân đến để lựa chọn sản phẩm cho lần mua đầu tiên của mình nên các hình thức quảng cáo thông dụng trên các trang “Khác”, các phần mềm chat như ola, vitalk được số đông các đối tượng tán thành và chiếm tỷ trọng cao nhất, vậy nên “ Khác” ở đây theo tác giả là những trang web trôi nổi chưa có thương hiệu hoặc chưa có các thủ tục đăng kí nhưng vẫn thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng. Tiếp sau đó là facebook – trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay cũng được các đối tượng phỏng vấn lựa chọn nhiều. Được tán thành tương đối ít là trang chuyên về điện tử (www.chodientu.vn) đứng ở vị trí thứ 4 (chiếm 13,6%), với lý do là đa số những món hàng điện tử thường được phái nam ưa chuộng và mua. Cuối cùng, ít nhất với con số 12,2% là trang mua sắm trực tuyến khá nổi tiếng tại Việt Nam (www.Lazada.vn), nhìn vào số tán thành từ Lazada càng cho ta thấy được việc mua sắm trực tuyến diễn ra trong nội thành vẫn sôi nổi hơn so với trang web có thương hiệu nhưng có khoảng cách xa về địa lý. Có thể nó cũng nói lên được vấn đề truyền miệng của mọi người với nhau, cùng dẫn nhau đi đến nơi tham khảo hàng hóa cũng có phần tác động lớn đến hành vi mua hàng của họ. 36,2 19,2 18,8 13,6 12,2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ lệ (%)
Khác Facebook 123mua Lazada Chodientu
43
4.2.4 Mặt hàng mua sắm
Ta có thể thấy được mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất là quần áo với 42,8%, không có sự chênh lệch lớn giữa hai mặt hàng phụ kiện trang sức và điện tử lần lượt chiếm 20,8% và 20,2%, tiếp sau đó là những mặt hàng nằm ngoài gợi ý của tác giả với 11,6% cuối cùng là sản phẩm sách chỉ chiếm 4,6%.
Nguồn: số liệu thu thập, 2014
Hình 4.8 Mặt hàng đáp viên ưa chuộng
Khách hàng chủ yếu của lĩnh vực trực tuyến là học sinh, sinh viên kết hợp với Hình 4.2 ta nhận thấy được tuy sự chệnh lệch về giới tính nữ nhiều hơn so với nam là không cao nhưng cũng qua đó việc tiêu thụ sản phẩm là quần áo hay phụ kiện trang sức có thể nói nhờ đó mà diễn ra mạnh mẽ hơn điều này khi kết hợp với 2 phần trên là “mức chi tiêu” và “đặc điểm của trang web” cũng tương đối chính xác, quần áo và trang sức được gọi chung là mặt hàng thời trang luôn được các phái đẹp chú ý đến, quan trọng hơn hết đặc biệt là những nhóm nằm trong tuổi mới lớn, đang trưởng thành lại càng được quan tâm. Kèm theo những mặt hàng này lại có mức giá đa dạng phù hợp với khả năng chi cho việc mua hàng của họ điều đó giúp thúc đẩy quá trình mua những mặt hàng thời trang diễn ra sôi nổi hơn. Ngược lại, món hàng mà họ quan tâm ít nhất chính là “sách”. Trong quá trình phỏng vấn tương ứng với trình độ học vấn những người mua sách rất ít quan tâm đến việc truyền miệng, họ chỉ mua hoặc tìm hiểu khi họ cần, đa phần thói quen mua hàng của tất cả đối tượng cho thấy “sách” là món hàng mà họ ít mua nhất có thể nói là do họ chưa nhận thức được việc đọc sách, hoặc thời gian đọc sách của họ rất hiếm, hoặc thậm chí họ không có thói quen đọc sách.
42,8 20,8 20,2 11,6 4,6 0 10 20 30 40 50 Tỷ lệ (%)
Quần, áo Phụ kiện,
44
4.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ VIỆC LỰA CHỌN MUA HÀNG CỦA NGƢỜI DÂN CẦN THƠ. LỰA CHỌN MUA HÀNG CỦA NGƢỜI DÂN CẦN THƠ.
4.3.1 Trang web thƣờng mua theo trình độ học vấn
Việc lựa chọn địa điểm để mua hoặc tiêu dùng bất cứ món hàng nào luôn được mọi người quan tâm, hơn hết việc đòi hỏi địa điểm có uy tín, thương hiệu lại luôn được những người có trình độ học vấn cao quan tâm. Nên tác giả tiến hành thực hiện phân tích mối quan hệ của hai biến này cụ thể như sau:
Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa trang web thƣờng mua với trình độ học vấn.
ĐVT: %
Trang web
Trình độ học vấn
Tổng cộng
Trung học phổ thông Cao đẳng Đại học Sau đại học
Chodientu 2,8 4,2 6,1 0,5 13,6 Facebook 7,5 5,2 6,6 0,0 19,2 123mua 8,0 3,3 7,0 0,5 18,8 Lazada 2,3 1,4 8,0 0,5 12,2 Khác (Trangweb trôi nổi) 10,3 8,0 15,5 2,3 36,2 Tổng cộng 31,0 22,1 43,2 3,8 100,0
(Nguồn: Số liệu thu thập, 2014)
Việc phân tích bảng chéo (Crosstabs) cho thấy mỗi liên hệ giữa trang web thường mua với trình độ học vấn. Cụ thể như sau:
Đứng đầu là những trang web trôi nổi chiếm tỷ lệ cao nhất 36,2% trong tổng số các đối tượng được hỏi. Trong đó đối tượng quan tâm nhiều nhất là những người có trình độ học vấn Đại học chiếm 15,5%, kế đến là Trung học phổ thông chiếm 10,3%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm tỷ lệ là 8,0% và 2,3%.
Thứ nhì là trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay - Facebook chiếm tỷ lệ 19,2% với các đối tượng được quan tâm lần lượt là Trung học phổ thông chiếm 7,5%, Đại học chiếm 6,1%, Cao đẳng chiếm 4,2% và thấp nhất là Sau đại học chỉ chiếm 0,5%.
Kế đến là trang 123mua chiếm tỷ lệ 18,8% trong tổng các đối tượng được hỏi. Đối tượng ưa thích trang web này bao gồm Trung học phổ thông chiếm 8%, Đại học chiếm 7%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm 3,3% và 0,5%.
Tiếp theo là trang Chodientu chiếm tỷ lệ 13,6% với những đối tượng quan tâm nhiều nhất là Đại học chiếm 6,1%, Cao đẳng chiếm 4,2%, Trung học phổ thông chiếm 2,8% và Sau đại học chỉ chiếm 0,5%.
45
Đứng ở vị trí cuối cùng là trang web khá nổi tiếng tại Việt Nam – Lazada. Tuy nhiên chỉ chiếm 12,2% trong tổng số đối tượng được hỏi. Những đối tượng ưa thích trang web này bao gồm: nhóm có trình độ Đại học chiếm 8,0%, Trung học phổ thông chiếm 2,3%, thấp nhất là nhóm Cao đẳng và Sau đại học với các mức lần lượt là 1,4% và 0,5%.
Tóm lại, thông qua phân tích bảng chéo ở trên ta nhận thấy phần đông các đối tượng mua hàng trên trang web có trình độ học vấn tập trung vào 3 nhóm chính là: Đại học chiếm 43,2%, Trung học phổ thông chiếm 31,0% và Cao đẳng chiếm 22,1%. Nhóm có trình độ sau đại học chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 3,8% trong tổng số những đối tượng được phỏng vấn. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học chủ yếu là những nhóm giới trẻ hiện nay nên họ rất năng động, thường xuyên truy cập web và chịu tìm hiểu thông tin mua sắm trên các trang mạng. Ngược lại, những đối tượng có trình độ Sau đại học họ thường dành nhiều thời gian hơn cho công việc, học tập và nghiên cứu, v.v… nên không thích thú mấy đến việc mua sắm qua hình thức mua hàng trực tuyến này.
Để kiểm chứng lại nhận định trên ta dùng kiểm định chi – bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa trang web thường mua và trình độ học vấn:
- H0: Không có mối quan hệ giữa trang web mua và trình độ học vấn. - H1: Có mối quan hệ giữa trang web mua và trình độ học vấn.
Bảng kết quả kiểm định Chi – bình phương ( xem phụ lục 2)
Kết quả kiểm định chi- bình phương như sau: hầu hết kết quả kiểm định các trang web mua theo trình độ học vấn đều có sig lớn hơn 5% riêng trang web Lazada có sig = 0,028 khá nhỏ so với 0,05 (5%) nên ta có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 đối với trang web này tức là tại trang web Lazada có mối quan hệ với trình độ học vấn. Ngoài ra các trang web còn lại như Chodientu, Facebook, 123mua, Khác do có Sig lớn hơn 5% nên không có liên hệ gì với trình độ học vấn hoặc khi lựa chọn mua hàng tại trang web này và trình độ học vấn của họ không có sự khác biệt.
46
4.3.2 Các tiêu chí đƣợc chú ý theo trình độ học vấn
Ngoài địa điểm thì những tiêu chí của những người có trình độ học vấn càng cao thì họ cũng càng đòi hỏi cao về những yếu tố như chất lượng về sản phẩm, dịch vụ, phục vụ...
Bảng 4.3 Tiêu chí mua hàng đƣợc chú ý theo trình độ học vấn
ĐVT: %
Thông tin trang web
Trình độ học vấn
Tổng cộng
Trung học
phổ thông Cao đẳng Đại học Sau đại học
Giá cả hợp lý 12,9 8,6 14,6 1,7 37,8
Phục vụ tốt 4,7 6,0 4,3 0,4 15,5
Phổ biến 3,9 2,1 4,3 0,4 10,7
Chương trình khuyến mãi 4,7 4,7 9,4 0,9 19,7
Khác (chất lượng, kiểu
dáng) 3,9 1,7 10,3 0,4 16,3
Tổng cộng 30,0 23,2 42,9 3,9 100,0
(Nguồn: Số liệu thu thập, 2014)
Dựa vào việc phân tích bảng chéo (Crosstabs) ta thấy được mỗi liên hệ giữa các tiêu chí được chú ý theo trình độ học vấn. Cụ thể như sau:
Đứng đầu là tiêu chí về giá cả hợp lý chiếm tỷ lệ cao nhất 37,8% trong tổng số các đối tượng được hỏi. Trong đó đối tượng quan tâm nhiều nhất là những người có trình độ học vấn: Đại học chiếm 14,6%, kế đến là Trung học phổ thông chiếm 12,9%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm tỷ lệ là 8,6% và 1,7%.
Thứ nhì là Chương trình khuyến mãi chiếm tỷ lệ 19,7% với các đối tượng được quan tâm lần lượt là: Đại học chiếm 9,4%, Trung học phổ thông và Cao đẳng cùng ở mức 4,7%, thấp nhất là Sau đại học chỉ chiếm 0,9%.
Kế đến là các tiêu chí Khác (chất lượng, kiểu dáng..) chiếm tỷ lệ 16,3% trong tổng các đối tượng được hỏi. Nhóm đối tượng chú ý đến tiêu chí này bao gồm: Đại học chiếm 10,3%, Trung học phổ thông chiếm 3,9%, Cao đẳng và Sau đại học lần lượt chiếm 1,7% và 0,4%.
Tiếp theo là tiêu chí Phục vụ tốt chiếm tỷ lệ 15,5% với những đối tượng quan tâm nhiều nhất là: Cao đẳng chiếm 6,0%, Trung học phổ thông chiếm 4,7%, Đại học chiếm 4,3% và thấp nhất Sau đại học chỉ chiếm 0,4%.
Đứng ở vị trí cuối cùng là tiêu chí Phổ biến chỉ chiếm 10,7% trong tổng số đối tượng được hỏi. Những đối tượng chú ý đến tiêu chí này bao gồm: nhóm có trình độ
47
Đại học chiếm 4,3%, Trung học phổ thông chiếm 3,9%, thấp nhất là nhóm Cao đẳng và Sau đại học với các mức lần lượt là 2,1% và 0,4%.
Tóm lại, thông qua phân tích bảng chéo ở trên ta nhận thấy phần đông các đối tượng chú ý đến các tiêu chí khi mua hàng trên web là: Giá cả hợp lý chiếm 37,8%, Chương trình khuyến mãi chiếm 19,7%, Các tiêu chí Khác và Phục vụ tốt khá ngang nhau ở mức lần lượt là 16,3% và 15,5%, thấp nhất là tiêu chí Phổ biến chỉ chiếm 10,7%. Điều này có thể được giải thích rằng việc mua bất cứ món hàng nào dù là hình thức trực tuyến hay truyền thống thì giá vẫn luôn là yếu tố được khách hàng quan tâm, trong thực tế những người có trình độ càng cao đòi hỏi của họ cũng càng cao. Tuy nhiên, trong lĩnh vực mua hàng trực tuyến này thì các yếu tốt khác bao gồm như chất lượng không được mấy quan tâm bởi lẽ những người tham gia họ đều ý thức rủi ro luôn về bên mình mặc dù có mong đợi chất lượng như ý muốn nhưng nếu có kém hơn họ cũng cảm thấy bình thường điều này giúp cho giá cả và khuyến mãi lại được ưu tiên hơn hết. Ngoài ra, những vấn đề khó khăn như “người