Lựa chọn giải pháp

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu samco thuộc tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 101)

6. Bố cục của đề tài:

3.4 Lựa chọn giải pháp

- Phân tích thực tế hoạt động, ứng với thời điểm hiện tại, hoạt động của SAMCO trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm xe khách, xe buýt; giải pháp đa dạng hóa sản phẩm là giải pháp mang tính khả thi nhất, phù hợp với nguồn lực hiện có và cơ chế chính sách của thành phố.

93

- Thêm vào đó, hiện nay chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của cả nước vẫn chưa định hình rõ ràng, thời điểm gia nhập hoàn toàn WTO thực hiện đầy đủ các cam kết về hàng rào thuế quan (2018) đã gần kề, giải pháp đa dạng hóa được đánh giá là giải pháp mang tính rủi ro thấp nhất và có hiệu quả phù hợp cao nhất với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

- Các mẫu sản phẩm hiện nay gồm:

- Tổng số mẫu sản phẩm xe khách là 3 mẫu, xe buýt là 4 mẫu, rõ ràng khách hàng vẫn còn khá ít mẫu mã để lựa chọn trong khi nhu cầu ngày càng đa dạng.

- Để tăng thêm lựa chọn cho khách hàng và cũng là giải pháp để tăng thêm khả năng tiếp cận lan tỏa của thương hiệu trên thị trường, trên cơ sở phân tích,

94

khảo sát, đánh giá tác giả đề nghị lựa chọn giải pháp chính cho việc phát triển thương hiệu ở thời điểm hiện tại là đa dạng hóa sản phẩm.

Phân khúc thị trường

Cơ cấu sản phẩm

Hiện tại Đề xuất

Chạy tuyến, liên tỉnh (<300km)

2 loại : 29 chỗ, 34 chỗ; chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển như xe 16 chỗ, 24 chỗ Tăng thêm các sản phẩm 16 chỗ phục vụ nhu cầu khách hàng; tăng thêm nhiều model để khách hàng chọn lựa Đường dài (>300km) Chỉ có một vài mẫu mã

chưa đáp ứng nhu cầu

Tuyến đường dài nhu cầu rất lớn, đề xuất tăng thêm sản phẩm với nhiều lựa

chọn Du lịch lữ

hành Ít lựa chọn (2 loại), chủ

lực vẫn là xe nền Isuzu

Tăng thêm lựa chọn cho khách hàng, tăng cường loại sản phẩm trên các

chassis khác. Đưa rước công

nhân Chưa có sản phẩm Có thêm sản phẩm phục

vụ nhu cầu Vận tải công

cộng Giới hạn sản phẩm nhỏ

B40, B50

Cần thêm sản phẩm lớn B80, sản xuất trên chassis

khác nhau

- Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, truyền thông, quảng cáo như hiện nay, việc kết hợp các hoạt động marketing khác là hết sức cần thiết; cho dù chưa lựa chọn chiến lược phát triển thông qua truyền thông nhưng tác giả cũng đề nghị nên có kế hoạch đầu tư vào chiến lược truyền thông trong thời gian gần nhất, phối hợp thực hiện với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm sẽ tạo hiệu quả tốt trong xây dựng, phát triển và mở rộng thương hiệu.

95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đánh giá, lựa chọn và đề xuất một giải pháp cho bất kỳ một chiến lược nào đều mang tính chất tương đối, kết quả thực hiện giải pháp đôi khi không đạt được thành công như mong đợi bởi quá trình triển khai thực hiện giải pháp luôn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Trong giới hạn của nghiên cứu không thể dự đoán, đo lường hết các tác động, rủi ro do vậy giải pháp được lựa chọn còn dựa vào việc cân đối nguồn lực của doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích đánh giá qua khảo sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình đang công tác, qua kết quả tư vấn của lãnh đạo, các nhà quản lý kinh nghiệm, tác giả mạnh dạn lựa chọn và đề xuất giải pháp đa dạng hóa sản phẩm nhằm hướng tới mục tiêu phát triển mở rộng thương hiệu trong giai đoạn hiện nay với mức đầu tư và chi phí là phù hợp nhất. Bên cạnh đó như đã khẳng định, truyền thông quảng cáo là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tác giả cũng đề nghị thực hiện song song với giải pháp đa dạng hóa sản phẩm một số hoạt động marketing phù hợp với nguồn lực và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, đồng thời cận tận dụng nguồn nhân sự nội bộ để phổ biến và nâng cao sự nhận biết đối với thương hiệu.

Hiệu quả của giải pháp được lựa chọn cho phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng có thể không bằng các giải pháp khác tuy nhiên mang tính khả thi cao đối với định hướng phát triển bền vững của SAMCO.

96

PHẦN KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển thương hiệu là công việc đòi hỏi sự đầu tư một cách nghiêm túc và bài bản của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng hơn đó là giá trị tinh thần là uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng với xã hội.

Thương hiệu không thể định hình trong một sớm một chiều mà cần có chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển dài hạn. Việc cân nhắc chọn lựa một giải pháp phù hợp, khả thi phụ thuộc rất nhiều vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời điểm, đôi khi cần áp dụng cùng lúc nhiều giải pháp khác nhau để tạo hiệu quả cao nhất nhằm đạt đến thành công

Ngày nay, toàn cầu hóa đã tạo sức ép rất lớn đến các doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần khẳng định mình thông qua chất lượng sản phẩm, cam kết với khách hàng về dịch vụ mình cung cấp, tạo sự khác biệt với đối thủ, đó chính là tạo nên thương hiệu và giá trị thương hiệu của chính doanh nghiệp để các giá trị đó trở thành giá trị văn hóa của doanh nghiệp từ đó chiếm được ưu thế cạnh tranh.

Mặc dù người viết đã nỗ lực nghiên cứu, học tập các kiến thức đã được truyền đạt trong chương trình đào tạo Thạc sĩ của Trường Đại học Tài chính Marketing cũng như nghiên cứu các tài liệu tham khảo khác và trải nghiệm hoạt động thực tế của doanh nghiệp mình; tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và thời gian do vậy vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc để có thể học hỏi và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đào Duy Huân, 2014. Bài giảng Quản trị chiến lược. 2. Phan Đình Quyền, 2013. Bài giảng Quản trị Thương hiệu.

3. Nguyễn Quy Đông, 2012. Luận văn thạc sĩ Chiến lược phát triển thương hiệu của THACO.

4. Nguyễn Như Phương Anh, 2013. Luận văn Chiến lược Marketing của HONDA.

5. Robert S.Kaplan và David P.Norton, 2011. Bản đồ chiến lược, Nhà xuất bản trẻ.

6. Định hướng chiến lược của Tổng công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn giai đoạn 2015-2020.

7. Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn, 2012. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 2011.

8. Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn, 2013. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 2012.

9. Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn, 2014. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 2013.

10. Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn, 2015. Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 2014.

11. http://vi.wikipedia.org/

12. http://luanvan.net.vn/

13. http://www.samco.com.vnn/

Tiếng Anh:

14. Christian Bluemelhuber, 2011. Building and Managing Brands. 15. Olivier Kupferman, 2010. Marketing and Business Planning. 16. Philip Kotler, 2001. Marketing Management, Millenium Edition. 17. Philip Kotler, 1999. Principle of Marketing, Second European Edition.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu samco thuộc tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)