Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu samco thuộc tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 79)

6. Bố cục của đề tài:

2.2.5.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu

Mặc dù SAMCO là một Tổng công ty hoạt động đa ngành, tuy nhiên hiện nay thương hiệu SAMCO được nhận diện chủ yếu gắn liền với các hoạt động trong ngành cơ khí giao thông, với sản phẩm chính là xe khách, xe buýt phục vụ vận tải hành khách.

Đánh giá thực trạng về việc xây dựng và phát triển thương hiệu SAMCO như sau:

Về công tác phát triển thương hiệu theo chiều rộng

- Trong các năm qua SAMCO mở rộng thương hiệu của mình thông qua hình thức mở rộng dòng sản phẩm bằng cách mở rộng chuỗi sản phẩm tuy nhiên các mẫu mã vẫn chưa phong phú trong khi đó nhu cầu của khách hàng rất đa dạng; khách hàng chưa thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính.

- Việc mở rộng dòng sản phẩm hiện tại gặp phải một số khó khăn, hạn chế do việc phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp xe nền. Chiến lược mở rộng dòng sản phẩm còn tạo ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các sản phẩm lẫn nhau (ví dụ giữa 3 dòng xe 29 chỗ ngồi, giữa xe 29 chỗ và 34 chỗ ngồi trên cùng một loại xe nền).

- Bên cạnh việc mở rộng thương hiệu thông qua chiến lược mở rộng dòng sản phẩm, SAMCO cũng chú trọng vào việc mở rộng thị trường; những năm trước

71

các sản phẩm được tập trung phân phối cho các tỉnh thành khu vực phía Nam, chủ yếu là TPHCM, các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Hiện nay SAMCO đã mở rộng thị trường ra các tỉnh khu vực phía Bắc và đang từng bước xây dựng thị trường miền Trung. Việc mở rộng thị trường cũng gặp một số khó khăn do việc khác biệt giữa văn hóa và hành vi tiêu dùng giữa các vùng miền, tuy nhiên hiện tại thương hiệu SAMCO đã được thị trường đón nhận và tín nhiệm, tỉ lệ kinh doanh giữa 2 miền Nam/Bắc là 55%/42%, còn lại là khu vực miền Trung.

- Mở rộng thương hiệu còn là việc SAMCO xây dựng mạng lưới đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền khắp toàn quốc thông qua việc lien kết, hợp tác với các đối tác nhằm tận dụng lợi thế uy tín và kinh nghiệm của đối tác tại từng địa phương. Hiện nay, mạng lưới của SAMCO đã là 16 đại lý, trạm dịch vụ ủy quyền, phân phối phụ tùng.

- Có thể nói rằng mở rộng thương hiệu thông qua 2 hình thức đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường là chiến lược chính trong việc phát triển thương hiệu theo chiều rộng của SAMCO. Tuy nhiên, chiến lược này vẫn cần phải được đánh giá phân tích và đề ra các giải pháp cải tiến để phát triển thương một cách hiệu quả hơn.

Về công tác phát triển thương hiệu hiện tại theo chiều sâu

- Để ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, việc tạo ấn tượng là vô cùng cần thiết, do vậy hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu một cách bài bản. Song song đó là xây dựng văn hóa, bản sắc riêng của doanh nghiệp, đồng thời có kế hoạch bảo vệ giá trị thương hiệu doanh nghiệp bằng những biện pháp riêng và trên cơ sở pháp luật.

- Đối với hoạt động quảng bá thương hiệu, thực trạng hiện nay các hoạt động này của SAMCO chỉ được thực hiện một cách ngẫu hứng, tùy thuộc những biến động thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh; chưa có một chiến lược truyền thông quảng bá một cách căn cơ bài bản và dài hạn.

72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận Tải Sài Gòn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có 23 công ty con và 6 xí nghiệp trực thuộc, hoạt động trong 5 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, xây dựng công trình. Trong đó, lĩnh vực sản xuất công nghiệp là lĩnh vực mà Tổng công ty SAMCO quan tâm nhất và cũng là định hướng phát triển trong tương lai nên giai đoạn đầu Ban lãnh đạo SAMCO chỉ tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho lĩnh vực sản xuất giao thông gắn với sản phẩm xe buýt – xe khách.

Chương 2, tác giả tập trung phân tích thực trạng của doanh nghiệp, từ đó rút ra được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp để làm cơ sở xây dựng chiến lược trong chương 3.

Trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn vẫn chưa xây dựng cho mình một chiến lược bài bản, hoạt động truyền thông hiện nay vẫn chưa mang lại kết quả cao do chưa có chiến lược thương hiệu, chưa có sự đồng bộ trong quá trình triển khai. Chiến lược phân phối chưa phát triển mạnh, chỉ tập trung vào phân khúc thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh, thị phần tại miền Bắc và miền Trung còn quá ít.

73

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SAMCO GIAI

ĐOẠN 2015-2020

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu samco thuộc tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)