Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu samco thuộc tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 71)

6. Bố cục của đề tài:

2.2.4Phân tích SWOT

Điểm mạnh:

- Là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP quản lý, chịu trách nhiệm phát triển ngành công nghiệp chủ lực của thành phố  Được quan tâm, ưu đãi đầu tư. Doanh nghiệp uy tín được khách hàng tín nhiệm về sản phẩm, dịch vụ;

S O

W T

- Là doanh nghiệp có uy tín trong nước

- Có quan hệ hợp tác tốt với các đối tác, nhà cung cấp

- Tài chính lành mạnh

- Kỹ năng, tay nghề công nhân tốt

- Tiềm năng phát triển của ngành, của Việt Nam tốt

- Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, đa dạng

- Tiềm năng xuất khẩu, phát triển sang khu vực lân cận

- Sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng chưa đồng đều.

- Mạng lưới nhỏ

- Hệ thống cung cấp còn yếu

- Công nghệ chưa cao, quy trình hoạt động chưa tối ưu

- Phụ thuộc cơ chế quản lý nhà nước

- Sự phát triển mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh

- Toàn cầu hóa

- Chính sách quy định nhà nước thiếu ổn định

63

- Có các doanh nghiệp thành viên quản lý hệ thống bến bãi trong TP, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách;

- Có các nhà cung cấp xe nền, vật tư chất lượng cao (ISUZU, DENSO, HYUNDAI);

- Có quan hệ tốt với khách hàng, các hợp tác xã tại TPHCM và các tỉnh - Năng lực tài chính tốt, lành mạnh;

- Khả năng đáp ứng nhanh, linh hoạt, có năng lực sản xuất sản phẩm khác biệt.

Điểm yếu:

- Các mục tiêu phát triển chưa được cụ thể hóa;

- Cơ chế quản lý chưa linh hoạt: tài chính, vốn đầu tư, marketing, tồn kho, nhân sự, tiền lương, đãi ngộ, thủ tục hành chính;

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt;

- Sản phẩm chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu nhiều nhóm khách hàng (phân khúc, giá cả, chủng loại);

- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều (vật tư, phụ tùng mau hư hỏng, thiết kế chưa tối ưu);

- Mạng lưới phân phối mỏng, chưa chuyên nghiệp. Hệ thống dịch vụ hậu mãi còn nhiều hạn chế (chính sách phụ tùng, giá vật tư phụ tùng, ưu đãi cho trạm dịch vụ ủy quyền);

- Hệ thống quản lý sản xuất, quản lý kho, cấp phát vật tư chưa chuẩn hóa và đồng bộ;

- Hệ thống nhà cung cấp yếu, thiếu, chưa phải là đối tác lâu dài; quy trình đánh giá nhà cung cấp chưa đạt yêu cầu; đối với chassi nền phụ thuộc nhiều vào đối tác;

- Đội ngũ nhân sự chưa chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn không đồng đều. - Nhận thức về thương hiệu và giá trị thương hiệu còn hạn chế;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành các hoạt động còn hạn chế (vật tư, sản xuất, kinh doanh, hậu mãi, dịch vụ);

- Chưa tận dụng, học hỏi thế mạnh trong xây dựng chiến lược, quản lý, điều hành của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty (các đơn vị sản xuất, kinh doanh, bến bãi).

64

Cơ hội:

- Tiềm năng phát triển của thị trường trong nước rất lớn do nhu cầu vận tải ngày càng tăng;

- Đòi hỏi của hành khách ngày càng cao;

- Nhu cầu thay đổi, nâng cấp, phát triển các loại xe ngày càng nhiều; - Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực.

Thách thức:

- Phải thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ Kinh tế và Chính trị; - Đối thủ cạnh tranh đầu tư bài bản, phát triển nhanh, mạnh;

- Chính sách nhà nước, các quy định, các tiêu chuẩn ngành thay đổi thường xuyên, chưa rõ ràng;

- Chiến lược phát triển ngành ô tô của cả nước chưa ổn định; quy hoạch chung các nhà sản xuất xe khách chưa hợp lý, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yêu cầu ngày càng cao, nhu cầu đa dạng;

- Nhà cung cấp xe nền đưa ra các điều kiện ngày càng khó khăn, chặt chẽ hơn - Khó dự báo thị trường do tác động của biến động kinh tế chung;

- Ngành công nghiệp phụ trợ chưa hình thành;

- Áp lực từ các sản phẩm nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện hoàn toàn lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu.

Để xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của SAMCO kể trên, tác giả đã thực hiện theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia với những câu hỏi phỏng vấn theo chủ đề. Nội dung trả lời của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, nhân viên chuyên trách chỉ ra.. được dùng làm cơ sở phân tích, đồng thời dựa trên quan sát thực tế và tác giả rút kết những điểm cơ bản nhất. Nội dung phỏng vấn và trả lời như sau:

Stt Câu hỏi phỏng vấn Chuyên gia trả lời

1

Anh/chị đánh giá thương hiệu SAMCO trên thị trường hiện nay có những lợi thế cạnh tranh nào, ưu điểm của doanh nghiệp là gì?

SAMCO hiện là doanh nghiệp có uy tín trong ngành cơ khí giao thông của thành phố, có sự tín nhiệm của khách hàng; có sự hợp tác tốt với

65

các đối tác lớn đến từ các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển trên thế giới; quan trọng là hệ thống tài chính minh bạch, … Đó là những điểm mạnh tạo sự phát triển bền vững _ (Trả lời của Thành viên Ban

Tổng Giám Đốc)

2

Theo anh/chị trong các yếu tố của môi trường vi mô (PEST) yếu tố nào gây tác động lớn nhất đến việc xây dựng chiến lược của SAMCO?

Là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên các yếu tố chính trị,kinh tế, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, đặc biệt là việc hoạch định chiến lược; trong số đó những thay đổi về môi trường chính trị tác động có tác động mạnh, đôi khi tạo ra cơ hội, và cũng đồng thời tạo thách thức lớn với doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược của mình không tuân theo mục tiêu lợi nhuận _ (Chuyên viên Marketing)

3

Hiện nay, thương hiệu SAMCO đã hình thành hệ thống nhận dạng hay chưa? Ý kiến của anh/ chị như thế nào?

Được thành lập từ việc sát nhập các đơn vị khác nhau của Thành phố, mỗi đơn vị có mô hình hoạt động khác nhau, hình ảnh khác nhau,… chưa được nhận diện chung trong cùng một thương hiệu. Đây là một trong những điểm yếu của việc phân tích xây dựng chiến lược _(Lãnh đạo đơn vị thành viên)

4 Yếu tố con người (Men) đóng vai trò như thế nào trong định hướng

Về yếu tố con người, điều thuận lợi là lãnh đạo rất chú trọng yếu tố này,

66

phát triển của SAMCO? luôn tạo điều kiện và môi trường phát triển; tuy nhiên đội ngũ không đồng đều, chưa chuyên nghiệp là một trong những bất lợi đối với doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược, đặc biệt là vấn đề thương hiệu. SAMCO đang từng bước hoàn thiện hệ thống tuyển dụng và đào tạo nhằm nâng cao năng lực nội tại

_(Thành viên Ban Tổng Giám Đốc)

5

SAMCO là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, theo anh chị nên tập trung phát triển thương hiệu ở một dòng sản phẩm nào đó rồi sau đó sẽ mở rộng hay phát triển đồng thời trên tất cả các lĩnh vực?

Có thể xem đây là mội lợi thế của SAMCO khi mở rộng thương hiệu, bản thân SAMCO hoạt động đa ngành, có số lượng doanh nghiệp thành viên và lực lượng lao động đông đảo, là môi trường tốt để triển khai truyền thông mở rộng nhận biết, tuy nhiên cần phải tập trung vào một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực từ đó sẽ từng bước phát triển toàn bộ _(Chuyên viên Marketing)

6

Mục tiêu xây dựng chiến lược thương hiệu của SAMCO có bị tác động, ràng buộc bởi các quy định của ngành, của nhà nước không?

Đây là một trong những khó khăn cơ bản đối với doanh nghiệp, các kế hoạch có thể phải điều chỉnh do những thay đổi liên tục của các quy định ngành, sự thiếu ổn định, ràng buộc của cơ chế nhà nước,… tạo ra rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong định hướng và xây dựng chiến lược dài hạn_(Lãnh đạo đơn vị thành viên)

67

7

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển thương hiệu samco thuộc tổng công ty cơ khí gtvt sài gòn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 71)