Giải pháp nâng cao lòng tin đối với thực phẩm chức năng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Quảng cáo trên kênh truyền thống

Để nâng cao lòng tin cho người tiêu dùng đối với thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần có chiến lược quảng bá cho phù hợp nhằm củng cố, gia tăng lòng tin trong tâm trí người tiêu dùng. Để đạt được sự tin tưởng cao doanh nghiệp nên ưu tiên quảng cáo trên các kênh truyền thống như: Tivi, Báo giấy, Tạp chí, Radio. Nguyên nhân có thể là do những quảng cáo trên các phương tiện truyền thống được kiểm duyệt chặt chẽ hơn so với quảng cáo trên mạng Internet. Trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp nên tung ra quảng cáo có điểm nhấn về một hay một số sản phẩm trọng tâm nào đó, hướng vào đối tượng khách hàng cụ thể điều này sẽ giúp khách hàng nhớ đến công dụng của sản phẩm.

Hoạt động quảng cáo trên mạng Internet

Ngày nay thì hầu hết mọi người tiêu dùng đều chủ động tìm kiếm thông tin về thực phẩm chức năng trên mạng Internet trước khi quyết định sử dụng một loại sản phẩm cụ thể. Doanh nghiệp có thể tận dụng thói quen này để đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện online. Cụ thể doanh nghiệp có thể nhờ tới sự trợ giúp của

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 67

Google Adwords và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để thu hút lượng người có nhu cầu đến với Website của doanh nghiệp để đọc thông tin về sản phẩm. Thêm vào đó doanh nghiệp còn có thể sử dụng công cụ Google Re-marketing với mong muốn chuyển đổi lượng khách hàng quan tâm trở thành khách hàng thực hiện hành vi mua.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo hiển thị bằng cách đặt banner trên các Website lớn như: Vietnamnet, VNExpress, Báo mới, Dân trí…hoặc các trang chuyên như Afamily, Eva, Webtretho… đây đều là các trang báo mạng có lượng truy cập lớn.

Người tiêu dùng không tin lắm vào thực phẩm chức năng sẽ có tác dụng như những gì nó cam kết. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc người tiêu dùng đã không tìm hiểu rõ về công dụng của sản phẩm trước khi sử dụng dẫn đến chọn sản phẩm sai không phù hợp với tình trạng của cơ thể. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vì mãi chạy theo lợi nhuận nên đã phóng đại quá mức công dụng, những hiệu quả thần kỳ mà thực phẩm chức năng mang lại, ca ngợi thực phẩm chức năng như một loại thần dược cứu cánh cho sức khỏe, vẻ đẹp. Khi nghe được lời quảng cáo có cánh từ nhà sản xuất người tiêu dùng đã đặt niềm tin quá lớn vào sản phẩm nhưng khi sử dụng mặc dù có hiệu quả nhưng lại không được như lời quảng cáo dẫn đến thất vọng cho rằng thực phẩm chức năng không có tác dụng như những gì nó cam kết. Nguyên nhân thứ ba, nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự phát triển thị trường thực phẩm chức năng, hiện tại có rất nhiều loại thực phẩm chức năng rao bán tràn lang trên mạng, với nhiều mức giá khác nhau nhưng không được kiểm chứng rõ ràng nếu như người tiêu dùng không hiểu rõ có thể mua nhằm hàng giả với giá cao làm tiền mất tật mang, mất lòng tin vào thực phẩm chức năng. Để khắc phục tình trạng trên, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng nên có những biện pháp khắc phục cụ thể:

- Về phía doanh nghiệp: Không nên quảng cáo quá mức về công dụng của thực phẩm chức năng, tránh tạo sự thất vọng cho người dân khi sử dụng. Để khắc phục tình

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 68

trạng hàng bán tràn lang trên mạng doanh nghiệp cần thành lập một Website riêng cho các dòng thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đang quản lý. Việc thành lập Website không chỉ giúp doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm kinh doanh chính hãng của mình tới tay người tiêu dùng, mà còn tạo điều kiện để cho người tiêu dùng có nhu cầu tìm hiểu về các loại thực phẩm chức năng, tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng khi hiện nay các thông tin tràn lang trên mạng không có kiểm soát. Ngoài ra trên Website còn có một số chuyên mục về tư vấn sức khỏe trực tuyến cho người tiêu dùng, có các bài viết về các căn bệnh mãn tính, dấu hiệu bệnh, cách phòng tránh bệnh và loại thực phẩm chức năng nào phù hợp để phòng tránh những vấn đề sức khỏe mà người tiêu dùng đang gặp phải. Những loại thực phẩm chức năng nhập từ nước ngoài về phải được đính kèm giấy chứng nhận chất lượng của sản phẩm cho đăng kèm với thông tin sản phẩm trên Website để người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng hơn.

- Về phía nhà nước: Nên kiểm duyệt trước nội dung quảng cáo trước khi cho đăng tải trên các phương tiện truyền thông.Những quảng cáo không giấy phép, quảng cáo không đúng nội dung đã đăng ký với các cơ quan nhà nước, phóng đại quá mức công dụng của thực phẩm chức năng sẽ không được phép công chiếu. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền nên thường xuyên kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm chức năng, xử phạt nghiêm minh những cơ sở sản xuất không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn ngành, thu hồi những sản phẩm giả, chất lượng kém. Cho đăng tải thông tin đó lên Internet để người tiêu dùng biết cách đề phòng.

Tổ chức các buổi hội thảo bàn về vai trò của thực phẩm chức năng đối với đời sống của con người. Buổi hội thảo sẽ mời các chuyên gia có tiếng trong ngành để cùng thảo luận về thực phẩm chức năng cụ thể nói về những nội dung như: thực phẩm chức năng là gì, cách phân loại, khi nào thì nên sử dụng thực phẩm chức năng, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao... Khi nguồn thông tin phát ra từ những chuyên gia, có kinh

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 69

nghiệm chuyên môn cao trong ngành thì thông tin đó sẽ được mọi người tin tưởng và ủng hộ hơn. Ngoài ra trong buổi hội thảo nên có sự tương tác trực tiếp giữa diễn giả và người tiêu dùng, chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc, cũng như đưa ra lời tư vấn bổ ích. Để buổi hội thảo không trở nên nhàm chán, doanh nghiệp có thể chiếu lòng vào cuộc nói chuyện những đoạn video mô tả quá trình sản phẩm ra thực phẩm chức năng từ công đoạn tuyển chọn nguyên liệu, khâu chế biến cho tới hình ảnh của những sản phẩm cuối cùng. Đoạn video trên cũng nhằm nhấn mạnh quy trình sản xuất ra thực phẩm chức năng đồi hỏi nhiều kỹ thuật khắc khe, đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo tâm lý tin tưởng cho người xem.

5.2.3. Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp tập trung nâng cao lòng tin của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng thông qua công cụ truyền thông như: Quảng cáo, PR, Event. Những hình thức này đòi hỏi chi phí thực hiện tương đối cao đặc biệt là chi phí quảng cáo trên truyền hình. Xét về tình hình ngân sách của công ty thì nhưng khoảng chi phí cho những hoạt động này là hoàn toàn có thể. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường muốn khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp luôn cần phải bỏ chi vào các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Bỏ ra một khoảng chi phí làm marketing, đổi lại hình ảnh của doanh nghiệp, sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh sẽ được mọi người biết đến tin dùng sử dụng sản phẩm của công ty hơn từ đó doanh nghiệp cũng sẽ đem lại doanh thu cho mình.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 70

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 đề xuất giải pháp dựa trên hai nhân tố chính là lợi ích người tiêu dùng nhận được từ việc sử dụng thực phẩm chức năng và lòng tin đối với thực phẩm chức năng. Chương này dựa vào kết quả nghiên cứu có được từ chương 4. Các giải pháp đưa ra một phần dựa vào kết quả nghiên cứu một phần dựa vào tình hình tài chính của công ty. Đó là những kiến nghị đề ra nhằm góp phần nâng cao mức độ sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân từ giới thiệu sản phẩm của công ty đến gần hơn với người tiêu dùng.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 71

KẾT LUẬN

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM là vấn đề quan trọng để Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn có thể đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đề tài nghiên cứu với mục đích chính xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng thực phẩm chức năng của người dân và các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào tới xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng. Đề tài được thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu thái độ người tiêu dùng về thực phẩm chức năng ở Thụy Điển của Jesper Somehagen, Charlton Homlmes và Rashed Sales (2013). Sau đó hiệu chỉnh và tiến hành khảo sát định lượng, tiến hành phân tích dựa vào phần mềm SPSS. Đề tài nghiên cứu tuy được thực hiện trong tời gian ngắn và phạm vi nhỏ nhưng cũng phần nào đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng. Kết quả phân tích định lượng cho thấy có năm yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng là: Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng, sự cần thiết của thực phẩm chức năng, lòng tin đối với thực phẩm chức năng, sự an toàn của thực phẩm chức năng, mức độ an toàn của thực phẩm. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ thực phẩm chức năng cho Công ty Dược Sài Gòn.

Như những nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế. Số lượng mẫu chưa đủ lớn để phản ánh thực tế toàn bộ thị trường. Cách lấy mẫu theo phương pháp phi xác suất nên khả năng tổng quát chưa cao. Tuy nhiên rất mong nghiên cứu này có thể giúp ích được phần nào cho Công ty Dược Sài Gòn trong hoạt động kinh doanh, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam,2013.Số liệu thị trường TPCN Việt Nam (2000-2013).< http://vads.org.vn/vi-VN/tintrongnuoc/33/196/Default.aspx>. [Ngày truy cập: 10 tháng 2 năm 2015].

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005).Phân tích dữ liệu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê TP.HCM.

Lê Văn Truyền.< http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/bung-no-thuc-pham-chuc- nang-9282.html>. [Truy cập ngày 22/02/2015].

Nguyễn Đình Thọ, 2011.Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

Thực phẩm chức năng: người dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến, 2014, trang 9. Trần Đáng, 2013.< http://www.vids.vn/tin-chi-tiet/thi-truong-thuc-pham-chuc-nang- tai-viet-nam/363.html>. [Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015].

Trần Đáng, 2013. < http://vads.org.vn/vi-VN/kienthuc/130/162/Default.aspx>. [Truy cập ngày: 23 tháng 2 năm 2015].

Tài liệu tiếng anh

American Marketing Association,2012.

<https://www.ama.org/resources/Pages/Dictionary.aspx?dLetter=C&dLetter=C>. [Truy cập ngày: 20 tháng 2 năm 2015].

Chen (2011).The joint moderating effect of health consciousness and healthy lifestyle

on consumers’ willingness to use functional foods in Taiwan. Appetite, vol. 57, no. 1,

pp 253-262.

Jesper Somehagen, Charlton Homlmes & Rashed Saleh ,2013. A study of consumer attitudes towards functional in Sweden.Thesis. Linnceus University.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 73

Hayes N ,2000. Foundations of Psychology. London: Thomson Learning.

Schiffman LG & kanuk LL ,2000. Consumer Behavior, 7th ed. Upper Saddle River,

NJ: Prentice-Hall.

Lähteenmäki. L, Urala. N, (2007), Consumers´changing attitudes towards functional foods, Food Quality and Preference, vol. 18, no. 1, pp. 1-12.

Weststrat,2002. Functional foods, trends and future. British Journal of Nutrition, vol. 88, no. 2, pp. 233-235.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 74

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM Phần 1: Giới thiệu

Xin chào anh/chị . Tôi tên là Nguyễn Thị Tố Nhi là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi đang tiến hành nghiên cứu về các yếu tố tác động lên sự sẵng sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM. Trước tiên tôi trân trọng cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia với tôi để thảo luận về chủ đề này. Xin các anh/chị chú ý là không có quan điểm nào là đúng hay sai cả, tất cả các ý kiến của anh/chị đều đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu này. Bây giờ xin anh/chị tự giới thiệu tên để chúng ta làm quen với nhau…

Phần 2: Khám phá các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng

1. Bạn hiểu gì về thực phẩm chức năng?

2. Bạn có thường xuyên mua và sử dụng thực phẩm chức năng không? Vì sao? 3. Theo bạn thì những yếu tố nào tác động đến việc bạn mua và sử dụng thực phẩm chức năng? Tại sao?

4. Trong các yêu tố sau đây theo anh chị nó có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng không? ( Các yếu tố trong mô hình mà chưa được đề cập đến)

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 75

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Bây giờ tôi đưa ra những phát biểu sau đây xin các bạn cho biết các bạn có hiểu được nghĩa của chúng không? Nếu không, vì sao? Theo bạn các phát biểu này muốn nói lên cái gì? Tại sao? Các bạn có muốn thay đổi, bổ sung những gì? Vì sao?

I. Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng ( REW)

1. Tôi có thể chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng 2. Khi sử dụng thực phẩm chức năng hiệu suất làm việc của tôi được cải thiện 3. Thực phẩm chức năng giúp cải thiện tâm trạng của tôi.

4. Thực phẩm chức năng có thể khắc phục những thiệt hại gây ra bởi một chế độ ăn uống không lành mạnh.

5. Tôi có thể phòng bệnh bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng thường xuyên 6. Tôi sẽ chấp nhận hương vị của thực phẩm nếu như nó tốt

7. Thực phẩm chức năng làm cho tôi dễ dàng hơn để có một lối sống lành mạnh 8. Tôi chủ động tìm kiếm thông tin về thực phẩm chức năng

II. Sự cần thiết của thực phẩm chức năng (NEC)

1. Thật tuyệt vời khi công nghệ hiện đại làm cho thực phẩm chức năng ngày càng phát triển

2. Thực phẩm chức năng là hoàn toàn không cần thiết

3. Số lượng thực phẩm chức năng trên thị trường ngày càng tăng sẽ là xu hướng xấu cho tương lai

4. Thực phẩm chức năng chỉ là giả mạo

5. Những người có sức khỏe tốt thì không cần sử dụng thực phẩm chức năng 6. Tôi chỉ muốn sử dụng những loại thực phẩm không có tác dụng như thuốc 7. Những thức ăn ngon chưa chắc tốt cho sức khỏe

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 76

9. Sức khỏe của bạn sẽ không tốt khi sử dụng những loại thực phẩm không lành mạnh

III. Lòng tin đối với thực phẩm chức năng (CON)

1. Thực phẩm chức năng thúc đẩy cho sức khỏe của tôi tốt lên 2. Thực phẩm chức năng là an toàn tuyệt đối

3. Tôi tin rằng thực phẩm chức năng sẽ có tác dụng như những gì nó cam kết 4. Thực phẩm chức năng là sản phẩm hàng đầu dựa trên khoa học

IV. Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng (SAF)

1. Sử dụng thực phẩm chức năng là hoàn toàn an toàn

2. Các đặc tính mới của thực phẩm chức năng chứa đựng những rủi ro không lường trước được

3. Tác dụng của thực phẩm chức năng lên sức khỏe được phóng đại quá mức 4. Sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng sẽ gây hại cho sức khỏe.

5. Trong một số trường hợp thực phẩm chức năng có thể gây hại cho người khỏe mạnh

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 77

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

Bảng câu hỏi số:……

Phỏng vấn viên:………SĐT……… Phỏng vấn ngày ... tháng... năm 2015

Xin chào anh/chị . Tôi tên là Nguyễn Thị Tố Nhi là sinh viên năm cuối trường Đại học

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)