Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.1 và tiến độ thực hiện được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu
Bước Phương
pháp
Kỹ thuật Mẫu Thời gian Địa
điểm
Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm 6 3/3/2015 TP.HCM
Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 10 11/3/2015 TP.HCM
Chính thức
SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 30
Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu
Xử lý dữ liệu
Thu thập thông tin thứ cấp từ sách,báo, internet, các bài nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu định lượng chính thức (n=100)
Đánh giá độ tin cậy của thang đo và giá trị
Đưa ra kết luận và giải pháp Phân tích kết quả xử lý Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=16) Nghiên cứu định tính Thang đo nháp I Thang đo nháp II Thang đo chính thức
SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 31
Bước 1: Thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, internet, các bài nghiên cứu liên quan để tìm hiểu cơ sở lí luận về các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng . Dựa trên những thông tin tìm được hình thành thang đo nháp I.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, cho nên có thể thang đo đã được thiết lập tại nước ngoài chưa thực sự phù hợp tại thị trường Viêt Nam. Vì vậy các thang đo được điều chỉnh và bổ sung thông qua nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này thang đo nháp được điều chỉnh cho phù hợp, hình thành thang đo nháp II.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=16)
Khảo sát 16 khách hàng mục tiêu để tiến hành kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo sẽ được thực hiện ở bước 4.
Bước 4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo này được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính: phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Sau đó hình thành thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 5: Nghiên cứu định lượng chính thức (n=100)
Tiến hành khảo sát chính thức dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.
Bước 6: Xử lý dữ liệu
Bước 7: Phân tích kết quả xử lý
Bước 8: Đưa ra kết luận và giải pháp