Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy có năm yếu tố được trích tại eigenvalue lớn hơn 1 và phương sai trích được 87,871%. Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. Tuy nhiên, các biến NEC4, NEC5, NEC6, NEC7,NEC8, NEC9, CON1 bị loại bỏ vì không đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố, hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 ( Jabnoun & AL-Tamimi, 2003). (xem phụ lục)

Sau khi loại các biến trên, EFA trích được bốn nhân tố tại eigenvalue là 1.588 và phương sai trích được đạt 88,925%. Tuy nhiên biến SAF2 không đạt giá trị phân biệt giữa các nhân tố, hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 ( Jabnoun & AL-Tamimi, 2003), nên biến SAF2 sẽ bị loại bỏ.

Kết quả phân tích nhân tố lần ba sau khi loại biến SAF2 cũng trích được bốn nhân tố tại tại eigenvalue là 1.587 và phương sai trích được đạt 91,511%. ( Bảng 3.8)

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 42

Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố EFA

Component 1 2 3 4 REW4 .996 REW8 .996 REW6 .965 REW3 .965 REW7 .983 REW1 .983 REW2 .983 NEC2 .871 NEC3 .809 SAF3 .717 CON3 .958 CON2 .925 Tổng phương sai trích (%) 91.511 Eigenvalues 1.587 Nguồn :Kết quả xử lý SPSS

Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng cho thấy có một nhân tố rút ra với hai biến quan sát, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5. Phương sai trích nhân tố là 83,147% cho thấy nhân tố giải thích được 83,147% sự biến thiên

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 43

của dữ liệu (Bảng 3.10). Như vậy các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 3.9. Kết quả EFA Component 1 WTC1 .912 WTC3 .912 Tổng phương sai trích (%) 83.147 Eigenvalues 1.663 Nguồn :Kết quả xử lý SPSS

Như vậy sau khi đánh giá sơ bộ thang đo thì các biến đạt yêu cầu sẽ được đưa vào bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức

Theo Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường tối thiểu là 5 biến quan sát. Tuy nhiên do mẫu chạy thử Cronbach Alpha và khám phá nhân tố EFA còn rất nhỏ (n=16) không đạt yêu cầu số lượng mẫu tối thiểu nên kết qua sau khi phân tích có thể đạt độ tin cậy không cao, nếu dựa trên kết quả phân tích này để tiến hành khảo sát định lượng chính thức sẽ không chính xác. Vì vậy, để đảm bảo kết quả nghiên cứu định lượng chính thức có thể phản ánh đúng thị trường tác giả quyết định giữ nguyên bảng câu hỏi gốc để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 44

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III đã trình bày cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính, định lượng, quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo và các phương pháp xử lý số liệu thu thập được. Sau thực hiện thảo luận nhóm, các thang đo được điều chỉnh lại về câu chữ để hình thành nên thang đo chính thức. Như vậy, mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng với bốn biến độc lập là: lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng, sự cần thiết của thực phẩm chức năng, lòng tin đối với thực phẩm chức năng, sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng có tác động đến biến phụ thuộc là sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng . Đối tượng nghiên cứu là những dân sinh sống tại các khu vực Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 10 có sử dụng thực phẩm chức năng nằm trong độ tuổi từ 18-60 tuổi với mẫu nghiên cứu là 100. Số liệu thu thập được được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy. Các kết quả phân tích được trình bày ở chương tiếp theo.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 61)