Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Theo mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc WTC chịu tác động bởi 5 biến độc lập: lợi ích, sự cần thiết, lòng tin, sự an toàn của thực phẩm chức năng và mức độ an toàn của thực phẩm. Để ước lượng mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Giá trị để mỗi nhân tố chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó thực hiện bằng phương pháp Enter.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 58

Phương trình hồi quy có dạng:

Y= β0 + β1REW + β2NEC + β3MAT + β4CON + β5SAF + ɜi β0: Hằng số

βi: Các hệ số hồi qui của biến độc lập

REW: Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng

NEC: Sự cần thiết của thực phẩm chức năng

MAT: Mức độ an toàn của thực phẩm

CON: Lòng tin đối với thực phẩm chức năng

SAF: Sự an toàn khi sử dụng thực phẩm chức năng

Bảng 4.9. Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .25 9a .067 .019 1.02784

Bảng 4.10. Bảng kiểm định ANOVA về sự phụ hợp của mô hình

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 7.309 5 1.462 1.384 .237b Residual 101.419 96 1.056 Total 108.728 101

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 59

Adjusted R Square (R2 điều chỉnh) > 0 có thể thấy mô hình tuyến tính bội trên đã được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu thị trường. Tuy nhiên, giá trị F = 1.384 khá nhỏ cho thấy mối quan hệ giữa các X và Y còn chưa mạnh. Điều này có thể được lý giải bởi nguyên nhân số mẫu còn hạn chế n=102. Từ đó dẫn đến mô hình chưa phù hợp cho mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể hay nói cách khác chưa đủ phản ánh cho thị trường. Bảng 4.11. Bảng hệ số hồi quy Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 4.214 .940 4.482 .000 LOIICH .211 .105 .209 2.003 .048 .892 1.122 SUCANTHIET -.042 .123 -.034 -.341 .734 .962 1.040 MUC DO AN TOAN -.090 .093 -.099 -.974 .333 .940 1.064 LONGTIN .041 .123 .035 .331 .741 .887 1.128 SUANTOAN -.025 .114 -.022 -.218 .828 .915 1.093

Mức ý nghĩa ( giá trị Sig) của các biến NEC, MAT, CON, SAF đều có giá trị lớn hơn 0.05 ngoại trừ biến Sig.= 0.048. Điều này cho thấy ta chưa thể kết luận các biến này có tác động đến biến WTC hay không. Khi xem xét bảng hệ số tương quan (phụ lục) ta thấy các biến thành phần X vẫn còn mối quan hệ tương quan lẫn nhau, chưa

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 60

hoàn toàn độc lập dẫn đến việc các biến X không những tác động đến Y mà còn tác động qua lại với nhau. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ của X với Y, thêm vào đó làm thay đổi hệ số hồi quy Beta của các X thậm chí làm đổi dấu hệ số hồi quy Beta như trong trường hợp này.

Theo tác giả, vấn đề này có thể được giải quyết theo hai cách: (1) nâng cao số lượng bảng câu hỏi khảo sát lên để đủ mang tính chất đại diện cho thị trường tổng thể, ít nhất n = 27x 5 = 135. (2) kiểm tra thêm môi trường tương quan của các X sẽ giúp loại bỏ mối quan hệ qua lại giữa các X với nhau, xác định rõ giá trị phân biệt và hội tụ của các X.

Như vậy, theo như kết quả tại bảng phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵng sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân như sau:

WTC = 4.214 + 0.209REW – 0.034NEC – 0.099MAT + 0.035CON – 0.022SAF

Kết quả phân tích cho thấy, trong 5 yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng: yếu tố có mức ảnh hưởng dương (+) lớn nhất là lợi ích ngườit iêu dùng nhận được từ việc sử dụng thực phẩm chức năng (REW) với Beta bằng 0.209, tiếp đến là lòng tin đối với thực phẩm chức năng (CON) với hệ số Beta bằng 0.035 tức là nếu tăng giá trị các biến này thì WTC sẽ tăng. Các yếu tố còn lại là NEC, MAT, SAF có tác động âm đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 61

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kiểm định các thang đo yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM. Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả đánh giá thang đo trải qua hai bước: Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau hai bước này các biến không thõa điều kiện tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3,và các biến quan sát không đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố sẽ bị loại bỏ. Kết quả sau khi phân tích nhân tố EFA có 12 biến quan sát độc lập tách thành 5 nhóm nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng bao gồm: Lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm chức năng (REW), sự cần thiết của thực phẩm chức năng (NEC), mức độ an toàn của thực phẩm (MAT), lòng tin đối với thực phẩm chức năng (CON), sự an toàn của thực phẩm chức năng (SAF). Khi thực hiện hồi quy tuyến tính kết quả cho thấy có 5 yếu tố tác động đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng nhưng vì số mẫu chưa đủ tính đại diện và các biến độc lập vẫn tồn tại tương quan với nhau nên tác giả vẫn chưa kết luận được các yếu tố trên có tác động cùng chiều với sự sẵn sàng tiêu thụ thực phẩm chức năng hay không.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 62

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ SẴN SÀNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 77)