Đánh giá sơ bộ thang đo

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Như đã giới thiệu, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đã được sử dụng và điều chỉnh ở thị trường nước ngoài. Chúng đã được đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung của thang đo. Tuy nhiên, kết quả thảo luận nhóm cho thấy chúng phù hợp với người tiêu dùng tại TP.HCM các câu hỏi đều rõ ràng, các phỏng vấn viên đều hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính (1) hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Mục đích của hệ số tin cậy Cronbach alpha: Kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau (tương quan giữa các biến và tương quan của biến so với tổng). Loại bỏ các biến không phù hợp, biến rác, độ lỗi của biến.

SVTH: Nguyễn Thị Tố Nhi 38

Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân TP.HCM có độ kết dính cao không và các biến quan sát có thể gom gọn vào số nhân tố ít hơn để xem xét không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo.

Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994). Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Các biến có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. Hệ số eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing & Anderson 1988). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & AL-Tamimi 2003)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân thành phố hồ chí minh (Trang 57)