Tăng thu giảm chi, tinh gọn bộ máy Nhà nước

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 83)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.5Tăng thu giảm chi, tinh gọn bộ máy Nhà nước

Rà soát lại các hoạt động thu, chi NSNN để tăng thu, giảm chi. Đây là biện pháp thường được các chuyên gia cho là có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới nền kinh tế

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 75 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

nhưng cũng là khó thực hiện do có độ trể về thời gian và đòi hỏi các giải pháp phải mang tính đồng bộ.

Về vấn đề giảm chi tiêu của Chính phủ. Cần tăng cường quản lý để các công trình đầu tư của Nhà nước thực sự có hiệu quả. Do đó, ta cần có đội ngủ các chuyên gia thẩm định để đánh giá chi tiết, cẩn thận, hiệu quả kinh tế của các dự án xin đầu tư. Các dự án được đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư công phải là những dự án tập trung vào những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước và phải có kế hoạch hợp lý. Mặt khác, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm hoặc thủ tục không đầy đủ (dự án xử lý thiên tai sông Hồng, sông Lô,…) sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao (dự án mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14,…).

Để thu hẹp thâm hụt NSNN thì song song với việc giảm chi tiêu, Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng NSNN phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay. Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số này ở các nước hiện đại đều lớn hơn 20%).74 Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế, nhằm kiểm soát nghiêm ngặt tình trạng trốn thuế, nợ thuế, buôn lậu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm để tăng nguồn thu cho NSNN. Đồng thời cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các luật thuế, tiếp tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các danh nghiệp có vốn của Nhà nước để tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời cũng giảm tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, Chính phủ phải chi NSNN để duy trì, bù lỗ.75

Huy động nguồn vốn của cá nhân để giảm chi tiêu của Chính phủ. Muốn vậy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cũng như phát triển môi

74 Lê Quốc Lý, Bội chi ngân sách Nhà nước trong mối liên hệ với lạm phát hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 7 (5-2008), tr.57.

75 Nguyễn Ngọc Thao, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, Tạp chí quản lý Nhà nước số 201 (tháng 10/2012), tr.16.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 76 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.

Cần có phương án tăng nguồn thu bổ sung và giảm những nguồn chi, nhất là chi tiêu công gây lãng phí, không cần thiết. Trước đây, Chính phủ có quy định cấp Bộ trưởng mới có tiêu chuẩn xe riêng, còn 2-3 Thứ trưởng đi chung một xe; nhưng quy định này đã bỏ, nên mỗi thứ trưởng đều có tiêu chuẩn đi xe riêng. Các khoản chi tiêu cho hội họp, đoàn ra, đoàn vào, xây dựng trụ sở mới,... vô cùng lãng phí. Hiện có quá nhiều lễ hội, bằng chứng nhận di tích, kỷ niệm ngày thành lập, đón huân huy chương. Những khoản này nếu kiên quyết cắt giảm, thắt chặt chi tiêu công thì chắc chắn sẽ giảm bội chi đến 30%76.

Đối với khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thì hình thức tiết giảm chi phí sản xuất, hợp lý hoá sản xuất cũng tiết kiệm không nhỏ và mang lại hiệu quả rõ rệt. Vài năm gần đây, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước - nhất là các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước phải đăng ký cắt giảm 10% chi phí, không tổ chức hội nghị, hội thảo tập trung đông người, duy trì hình thức họp trực tuyến, giảm mua sắm công, đấu thầu theo quy định,... nhưng vấn đề là phải có sự giám sát chặt chẽ. Muốn làm nghiêm thì Bộ Tài chính phải chỉ ra được ai, cơ quan nào chưa chấp hành nghiêm túc, xử lý một vài trường hợp để có sức răn đe.

Tóm lại, thâm hụt NSNN trong ngắn hạn có thể là cần thiết trong những giai đoạn nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư nhân giảm song việc kéo dài tình trạng thâm hụt NSNN sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Thực tế hiện nay cho thấy Việt Nam không thể tiếp tục kéo dài thâm hụt NSNN ở mức cao như vừa qua. Cần phải có lộ trình cụ thể để giảm dần tỷ lệ thâm hụt, từng bước nâng cao tính bền vững của NSNN. Việc giảm thâm hụt NSNN cần phải được tiếp cận trên cơ sở thông qua cả chính sách thu và chi NSNN. Trên góc độ thu NSNN, việc cơ cấu lại hệ thống thu NSNN thời gian tới cần phải hướng đến các mục tiêu đảm

76 Phóng viên báo Lao động, Giảm bội chi ngân sách - Siết chi tiêu công để giảm bội chi 30%, Báo Lao động, http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Giam-boi-chi-ngan-sach-Siet-chi-tieu-cong-de-giam-boi-chi-30/141096.bld, 2013, [ngày truy cập:08/10/2013].

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 77 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

bảo duy trì mức động viên ngân sách hợp lý, hình thành cơ cấu thu ngân sách phù hợp, trong đó cần đảm bảo sự cân đối giữa thuế đánh trên thu nhập, thuế đánh trên tiêu dùng và tài sản. Đồng thời, đảm bảo động viên có hiệu quả nguồn thu từ đất đai. Trên góc độ chi NSNN trọng tâm cần thực hiện là thực hiện cơ cấu lại chi NSNN, phát huy vai trò định hướng của nguồn lực NSNN, thực hiện cải cách căn bản phương thức quản lý nguồn lực NSNN. Có như vậy thì mới đảm bảo giữ được thâm hụt NSNN ở mức hợp lý, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 78 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

KẾT LUẬN

Tóm lại, mục tiêu chủ yếu trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Và để đạt được mục tiêu ấy thì Nhà nước ta đã thực thi rất nhiều chính sách quan trọng. Một trong những chính sách ấy là tiến hành xây dựng rất nhiều công trình công cộng phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân như: điện, đường, trường, trạm,… đây là những công trình hết sức thiết thực và cần thiết nhưng để xây dựng được thì chúng ta cần phải có một lượng vốn lớn. Trong khi đó nguồn thu vào của NSNN thường không đủ cho hoạt động chi tiêu để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước luôn lâm vào tình trạng thu không đủ chi, NSNN bị thiếu hụt thường xuyên, điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.

Đối với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại, vấn đề thâm hụt NSNN luôn được đặt ra và cần phải tìm hướng khắc phục hợp lý. Chính phủ đã thiết lập cơ chế pháp lý thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, tận dụng các công cụ của mình để khắc phục tình trạng thâm hụt NSNN, ổn định nền kinh tế đất nước hiện thời và làm nền tảng phát triển các lĩnh vực khác trong tương lai. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật về tài chính cũng đang được hoàn thiện dần, trong đó tập trung vào việc sữa đổi Luật ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần sửa đổi cách tính thâm hụt NSNN, đảm bảo thống nhất với thông lệ và thực hành quốc tế. Đồng thời cần cải thiện tính minh bạch, công khai trong quy trình ngân sách, mở rộng hình thức và nội dung công khai. Cần có những biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn để đảm bảo thâm hụt NSNN có thể ở mức chấp nhận được, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Hy vọng rằng với sự quyết tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành thì vấn đề thâm hụt NSNN sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa, kịp thời, không còn là mối nguy hại đối với nền kinh tế - tài chính của quốc gia.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 79 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sữa đổi, bổ sung năm 2001).

2. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002.

3. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

4. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

5. Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.

6. Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/4/2012 về việc quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.

7. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

8. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sách, báo tạp chí

1. Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố.

2. Dương Đăng Chinh – Phạm Văn Khoan, Giáo trình quản lý Tài chính công, Học viện tài chính, NXB Tài chính năm 2005.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 80 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

4. Học viện Tài chính, Giáo trình lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính Hà Nội 2005. 5. Lê Đăng Doanh, Giảm bội chi ngân sách: Siết chi tiêu công để giảm bội chi 30%, Báo lao động số 228, 2013.

6. Lê Quốc Lý, Bội chi ngân sách Nhà nước trong mối liên hệ với lạm phát hiện

nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 7 (5-2008).

7. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Lao động – Xã hội 2010.

8. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính-tiền tệ, NXB thống kê Hà Nội năm 2002.

9. Nguyễn Ngọc Thao, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, Tạp chí quản lý Nhà nước số 173 (6-2010).

10. Nguyễn Văn Công, Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

11. Philip E. Taylor, Tài chính công, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và xuất bản năm 1963.

12. Sử Đình Thành, Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong

quản lý chi tiêu công của Việt Nam, NXB Tài chính-2005.

13. Vũ Nhữ Thăng, Cải cách cơ chế quản lý tài chính với sự tham gia của nhân dân

trong việc bảo đảm tính công khai, minh bạch tài khóa. Tham luận tại hội thảo:

“Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch tài khóa với sự tham gia rộng rãi của người dân”, Đà Nẵng tháng 9/2011.

14. Vũ Thành Tự Anh, Giảm thâm hụt NSNN để khôi phục sự ổn định vĩ mô, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7 (123) tháng 5 năm 2008.

15. Vũ Thị Nhài, 100 câu hỏi và trả lời về quản lý tài chính công, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 81 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

1. Báo Lao động, Giảm bội chi ngân sách - Siết chi tiêu công để giảm bội chi 30%,

Phóng viên báo Lao động, http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Giam-boi-chi-ngan-sach- Siet-chi-tieu-cong-de-giam-boi-chi-30/141096.bld [08/10/2013].

2. Báo Vietnamnet, Kinh tế Việt Nam đang tụt hậu ngày càng xa, Phạm Huyền, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/141614/-kinh-te-viet-nam-dang-tut-hau-ngay-cang- xa-.html [11/10/2013].

3. Báo Vnexpress,Nới trần bội chi khó cứu vãn nền kinh tế, Phương Linh,

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/noi-tran-boi-chi-kho-cuu-van- nen-kinh-te-2889046.html [08/10/2013].

4. Báo Vnexpress, Xã hội nặng gánh thuế phí, ngân sách vẫn thâm hụt, Thanh Thanh Lan, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/xa-hoi-nang-ganh-thue- phi-ngan-sach-van-tham-hut 2761754.html [30/9/2013]

5. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, http://www.mof.gov.vn

6. Kiểm toán Nhà nước, Lộ trình cải cách tài khóa và những thách thức, Theo Vn Economy, http://web.kiemtoannn.gov.vn:90/beta/1295-1-ndt/lo-trinh-cai-cach-tai- khoa-va-nhung-thach-thuc.sav[10/10/2013].

7. Kinh tế 24h, Duy trì tính bền vững của nợ công Việt Nam, Nguyễn Thị Như Nguyệt, http://www.kinhte24h.com/view-gh/70/90206/ [10/10/2013].

8. Tạp chí tài chính số 8–2013, Thâm hụt ngân sách ở một số nước và những vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đặt ra, Nguyễn Thị Hệ, http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/Tham-

hut-ngan-sach-o-mot-so-nuoc-va-nhung-van-de-dat-ra/30078.tctc [4/10/2013]. 9. Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thực chất GDP là gì, Hàn Trầm Tưởng,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/30738/ [10/10/2013].

10. Thư viện pháp luật, Chi tiêu công của Việt Nam: Phần nổi của tảng băng chìm

Bích Diệp, http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tai chinh/5563/chi- tieu-cong-o-viet-nam-phan-noi-cua-tang-bang-chim [10/10/2013]

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 82 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

PHỤ LỤC 1

Thực trạng vay nợ trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước

Năm Số tiền vay trong nƣớc để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc (đơn vị tính: tỷ đồng) 2000 15,370 2002 18,382 2003 22,895 2004 27,450 2005 32,420 2006 36,000 2007 43,000 2008 51,200 2009 88,520 2010 39,060 2011 92,600

Nguồn: Phụ lục kèm theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu cân đối ngân sách Nhà nước qua các năm

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 83 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

PHỤ LỤC 2

Thực trạng vay nợ nƣớc ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc

Năm Số tiền vay nƣớc ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc (đơn vị tính: tỷ đồng) 2000 6,630 2002 7,215 2003 7,041 2004 7,253 2005 8,326 2006 12,500 2007 13,500 2008 15,000 2009 27,380 2010 20,050 2011 28,000

Nguồn: Phụ lục kèm theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu cân đối ngân sách Nhà nước qua các năm

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 83)