Giới thiệu chung về vấn đề thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 25)

5. Bố cục của đề tài

1.2 Giới thiệu chung về vấn đề thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc

Định nghĩa thâm hụt ngân sách Nhà nước

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, của Nhà nước”, Ăng-ghen đã chỉ ra rằng:

Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư

cách là quyền lực công, đứng ra quản lý, duy trì và phát triển đất nước. Để làm được điều này Nhà nước cần nguồn lực tài chính. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước quy định các khoản thuế bắt buộc các tổ chức dân cư đóng góp, bên cạnh đó là các khoản thu khác như phí, lệ phí, bán tài sản trong nước, vay nợ trong và ngoài nước,… tạo nên các khoản thu của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước cũng có những

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 17 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

khoản chi cần thiết về quân sự, nhà tù, công trình công cộng, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển… tạo nên các khoản chi của Nhà nước. Thu là tiền đề và giới hạn của chi do đó vấn đề cân đối NSNN vô cùng quan trọng. Nếu tổng thu NSNN lớn hơn hoặc bằng với tổng chi thì đó là kết quả thật lý tưởng. NSNN sẽ thặng dư được sử dụng để chi đầu tư phát triển hoặc tăng dự trữ tài chính và không được sử dụng để chi thường xuyên. Điều gì sẽ xảy ra nếu tổng các khoản chi của Nhà nước lớn

hơn tổng các khoản thu? Lúc đó, bội chi NSNN sẽ xuất hiện”.15

Thâm hụt NSNN hay còn gọi là bội chi NSNN là hai cách gọi khác nhau của cùng một hiện tượng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của NSNN. Khi nói đến bội chi NSNN tức là các khoản chênh lệch thiếu giữa tổng các nguồn thu so với tổng các khoản chi của NSNN trong một năm. Tuy nhiên vấn đề quy định các khoản thu, chi NSNN để xác định bội chi ở mỗi quốc gia thường không hoàn toàn giống nhau. Ta ký hiệu:

T: Thu NSNN

G: Chi tiêu của Chính phủ

B: Hiệu số giữa thu và chi NSNN

B = T - G

Ta sẽ có các trường hợp như sau: B > 0: Thặng dư NSNN.

B = 0: NSNN cân bằng. B < 0: Thâm hụt NSNN.

Nếu căn cứ vào nguồn gốc của thâm hụt thì thâm hụt NSNN được chia làm 2 loại:

+ Thâm hụt cơ cấu: Là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính

sách tùy biến của Chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức thâm hụt NSNN. Ngược lại, thực

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 18 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức thâm hụt NSNN sẽ giảm bớt. Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ cấu thu, chi gây ra gọi là thâm hụt cơ cấu.

+ Thâm hụt chu kỳ: Là các khoản thâm hụt gây ra bởi chu kỳ kinh tế, nghĩa là

bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ở giai đoạn khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội, điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng lên tương ứng, điều đó làm giảm mức bội chi NSNN.

Hai loại thâm hụt trên đây được nảy sinh từ quan điểm của tài chính công hiện đại. Quan điểm này cho rằng: một phần NSNN có tính chất cơ cấu hay là chủ động, được xây dựng do những chính sách chủ động (như các loại thuế, các khoản chi an sinh xã hội, chi quốc phòng,…) Song một phần lớn của NSNN lại mang tính chu kỳ hay bị động do NSNN phụ thuộc vào tình trạng của chu kỳ kinh doanh (ảnh hưởng đến tổng thuế được động viên, ảnh hưởng đến những khoản trợ cấp xã hội nếu nền kinh tế bị đình đốn).

Ở đây chúng ta cần chú ý để phân biệt bội chi NSNN với một khái niệm khác

thường hay nhầm lẫn với nó, đó chính là khái niệm tạm thời thiếu hụt NSNN. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật

ngân sách Nhà nước:

“Bội chi NSNN là bội chi ngân sách Trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách Trung ương với tổng số thu ngân sách Trung ương của năm ngân sách”.

Còn tình trạng tạm thời thiếu hụt NSNN xảy ra do nguồn thu chậm hoặc do nhu cầu chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ ngân sách. Việc giải quyết tình trạng bội chi NSNN thường được xử lý bằng việc vay vốn ở cả trong nước và vay vốn nước ngoài hoặc phát hành tiền. Hơn nữa, bội chi NSNN được xác định vào cuối năm ngân sách khác với tạm thời thiếu hụt NSNN là việc

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 19 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

Nhà nước không có khả năng chi trả tại một thời điểm nhất định trong năm ngân sách và thông thường tình trạng này sẽ được giải quyết bằng cách tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam16. Ngoài ra cần chú ý rằng trong khi bội chi NSNN chỉ xảy ra ở ngân sách Trung ương thì việc tạm thời thiếu hụt NSNN có thể xảy ra ở tất cả các cấp ngân sách, từ ngân sách Trung ương cho đến NSĐP.

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)