Thay đổi phương pháp xác định bội chi, phù hợp thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 81)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.3Thay đổi phương pháp xác định bội chi, phù hợp thông lệ quốc tế

Hiện nay, tiêu chí xác định các khoản thu, chi NSNN còn một số bất cập, chưa thực hiện theo chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung. Một số khoản thu,

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 73 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

chi ngân sách vẫn chưa được phản ánh vào cân đối mà còn để ngoài ngân sách nên trong một số trường hợp không phản ánh chính xác được thực trạng của quy mô thu, chi NSNN, ví dụ như một số khoản phí, lệ phí, thu từ nguồn xổ số kiến thiết, đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Thêm vào đó trong tổng chi NSNN của Việt Nam có tính các khoản trả nợ gốc72, trong khi đó theo thông lệ quốc tế, chi NSNN để xác định thâm hụt chỉ bao gồm trả nợ lãi, không bao gồm trả nợ gốc. Điều này đã dẫn đến những nhận định không thực sự trong điều hành kinh tế vĩ mô, gây khó khăn cho việc kiểm chứng thông tin cho những người tham gia thị trường. Đồng thời cũng khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá và quản lý tài khóa của Việt Nam gặp khó khăn.73

Việc xác định đúng đắn, chính xác và khoa học mức thâm hụt NSNN có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tài khóa. Do đó, xác định rõ và quy định rõ nội dung các nguồn thu, các khoản chi NSNN là một yêu cầu bức thiết và phải thực hiện thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực rõ ràng. Đồng thời cần có thống kê rõ ràng các khoản chi chuyển nguồn, chi ứng trước và các khoản thu ngoài ngân sách để việc tính toán thâm hụt được chính xác hơn.

Nên thay đổi phương pháp xác định bội chi NSNN theo thông lệ quốc tế. Điều đó sẽ tạo thuận lợi để so sánh mức bội chi của nước ta với các nước, cũng như để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi xem xét cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của Việt Nam. Nhưng có lẽ rằng, quan trọng hơn là sẽ làm rõ được bản chất của thâm hụt NSNN. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Quốc hội, giúp các Đại biểu Quốc hội nắm bắt thông tin và có căn cứ để thảo luận trước khi thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm do Chính phủ trình. Dự thảo Luật

72 Khoản 3 Điều 31 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002.

73 Bích Diệp, Chi tiêu công của Việt Nam: Phần nổi của tảng băng chìm,

Thư viện pháp luật, http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tai-chinh/5563/chi-tieu-cong-o-viet- nam-phan-noi-cua-tang-bang-chim, 2013, [ngày truy cập: 10/10/2013].

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 74 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

ngân sách Nhà nước sửa đổi đang được Chính phủ xây dựng sẽ khắc phục bất cập này.

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 81)