5. Bố cục của đề tài
1.4.2.3 Nợ quốc gia và những bất ổn trong nền kinh tế
Quy mô nợ công của Chính phủ tùy thuộc vào số nợ vay là để tài trợ cho tiêu dùng hay đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư đó đến đâu. Nếu Chính phủ chấp nhận bội chi để tài trợ cho các dự án có hiệu quả, có khả năng sinh lời trong dài hạn, thì chính lợi tức từ dự án lại tạo ra và làm tăng nguồn thu trong dài hạn cho NSNN, giúp NSNN trả đuợc gốc và lãi cho các khoản vay tài trợ bội chi trong quá khứ. Truờng hợp bội chi NSNN được sử dụng cho mục đích tiêu dùng tức thời thì phần lớn ảnh huởng của nó chỉ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn (tại thời điểm bội chi xảy ra), và trong dài hạn nó không tạo ra một nguồn thu tiềm năng cho NSNN mà chính nó làm nặng nề hơn khoản nợ công trong tương lai.
Tóm lại, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Ở chương này, luận văn đã xây dựng được khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như các nguyên tắc cơ bản của NSNN đồng thời cũng đưa ra khái niệm, nguyên nhân, tác động của thâm hụt NSNN đối với nền kinh tế để trên cơ sở đó, chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng của việc phân tích các quy định của pháp luật về NSNN nói chung và thâm hụt NSNN nói riêng.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 26 SVTH: Lâm Ngọc Trâm
CHƢƠNG 2
CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
2.1 Quy định pháp luật về cách xác định mức thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc
2.1.1 Cách xác định mức thâm hụt ngân sách Nhà nước theo thông lệ quốc tế
Về mặt kỹ thuật, NSNN có bội chi hay không, bội chi nhiều hay ít, còn tùy thuộc vào cách đo lường bội chi NSNN. Ở mỗi nước có thể tồn tại một cách hiểu về bội chi NSNN khác nhau. Theo cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ (GFS) do quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ban hành có ba yếu tố ảnh huởng đến kết quả đo lường bội chi NSNN:
+ Phạm vi tính bội chi NSNN.
+ Việc xác định các khoản thu, chi trong cân đối NSNN. + Thời gian ghi nhận thu – chi NSNN.23