Mức thâm hụt ngân sách Nhà nướ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 42)

5. Bố cục của đề tài

2.1.3 Mức thâm hụt ngân sách Nhà nướ cở Việt Nam

Để phản ánh mức độ thâm hụt NSNN người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ

thâm hụt so với GDP hoặc tỉ lệ thâm hụt so với tổng thu trong NSNN.

GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm quốc nội là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Nói một cách đơn giản, GDP là tổng chi tiêu của gia đình, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ cộng phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Trong nền kinh tế thị

30 Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 34 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

trường, GDP là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tăng trưởng GDP là kết quả của lao động sản xuất trong nước, là sự đóng góp công sức của tất cả các thành phần kinh tế.31

Việc đưa ra chỉ số giới hạn an toàn cho vấn đề thâm hụt NSNN của một quốc gia là rất khó khăn và nhiều khi không thực hiện được. Mỗi quốc gia có một đặc thù kinh tế cho riêng mình. Để dễ hình dung mức độ thâm hụt NSNN, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Việc đặt tỉ lệ thâm hụt NSNN trong mối quan hệ với sự tăng trưởng GDP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ta có một cái nhìn tổng thể về mức độ thâm hụt NSNN, nếu tỉ lệ này tăng cao so với GDP thì cần có biện pháp kiểm soát để ổn định nền kinh tế. Hiện nay, để đảm bảo sự ổn định về kinh tế vĩ mô nhiều nước đã đưa ra các giới hạn trần về thâm hụt NSNN và xem đây như là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể trong trung và dài hạn. Hiện nay, Quốc hội nước ta cho phép mức thâm hụt NSNN là 5%GDP/năm, mức thâm hụt này được quy định trong Nghị quyết về dự toán NSNN của Quốc hội mỗi năm. Và thực tế thâm hụt NSNN trong những năm gần đây luôn tương đương với mức được Quốc hội cho phép. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp mức độ thâm hụt NSNN không phải là vấn đề quan trọng mà thay vào đó là hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính có được từ việc chấp nhận thâm hụt NSNN mới là vấn đề cần lưu tâm nhất. Cách tính thâm hụt NSNN theo tỉ lệ % so với GDP chỉ là một cách diễn đạt quy mô của thâm hụt NSNN chứ trong đa số trường hợp, bản thân con số này chưa đủ để khẳng định rằng tỉ lệ thâm hụt như thế là an toàn hay nguy hiểm. Tỉ lệ thâm hụt NSNN cao chưa phải là đáng lo ngại mà điều chúng ta cần quan tâm là nguyên nhân thâm hụt, cách tính như thế nào và nguồn bù đắp ra sao, bên cạnh đó chúng ta còn phải xem xét một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế,…32

31 Hàn Trầm Tưởng, Thực chất GDP là gì, Thời báo kinh tế Sài Gòn,

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/30738/, 2010, [ngày truy cập: 10/10/2013]. 32 Nguyễn Thị Như Nguyệt, Duy trì tính bền vững của nợ công Việt Nam,

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 35 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)