Thắt chặt chính sách tài khóa, cắt giảm chi tiêu công

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 62)

5. Bố cục của đề tài

2.3.3Thắt chặt chính sách tài khóa, cắt giảm chi tiêu công

Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan Nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi nhằm giảm mức thâm hụt NSNN là một biện pháp “tiêu cực”. Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên, bao gồm cả chi lương, chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính, thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển. Đương nhiên, ở đây cần phân biệt tính hiệu quả, tiết kiệm trong mỗi khoản chi NSNN với khái niệm cắt giảm chi tiêu NSNN, cần phân biệt khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu. Nếu như công việc trung gian gián tiếp kích thích hoạt động kinh tế thì đó không phải là lãng phí mà là những việc cần làm ngay giúp cho nền kinh tế phục hồi. Dù trước mắt, ngân sách có thiếu hụt cũng phải tạo nguồn để chi cho khoản đó nhằm chấn hưng nền kinh tế và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của ta, cần tăng khả năng lưu thông, muốn tăng khả năng lưu thông cần giảm chi phí vận chuyển, muốn giảm chi phí vận chuyển Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cải tạo, hoàn thiện và xây mới các tuyến đường.

Thực tế cho thấy thâm hụt NSNN ở Việt Nam một phần là do chi tiêu khu vực công vẫn quá lớn. Cụ thể, quy mô chi tiêu NSNN, gồm chi đầu tư và chi thường xuyên của Việt Nam chiếm hơn 30%GDP trong những năm gần đây. Trong khi đó, theo các nhà kinh tế, mức tối ưu để hỗ trợ tăng trưởng chỉ khoảng 15-20% GDP.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 54 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

Bảng 2.2 Quy mô chi tiêu chính phủ ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (%GDP)56 Quốc gia 1990 1995 2000 2005 2009 2010 Bangladesh 12,4 14,4 14,5 15,0 15,3 15,9 Cam-pu-chia 8,4 14,8 14,8 13,2 20,5 20,7 Trung Quốc 18,5 … 16,3 18,3 22,4 22,5 Hồng Kong 14,3 16,4 17,7 16,9 17,8 17,4 Indonesia 19,6 14,7 15,8 18,4 16,7 16,5 Hàn Quốc 15,2 15,3 18,1 21,4 23,9 21,4 Lào 23,4 26,7 20,8 18,4 21,0 24,8

56Thanh Thanh Lan, Xã hội nặng gánh thuế phí, ngân sách vẫn thâm hụt,

Báo Vnexpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/xa-hoi-nang-ganh-thue-phi-ngan-sach-van- tham-hut 2761754.html, 2013 [ngày truy cập 30/9/2013]

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 55 SVTH: Lâm Ngọc Trâm Malaysia 27,7 22,1 22,9 23,9 30,3 26,5 Pakistan 25,9 23,0 18,9 16,8 19,8 20,0 Philipines 20,4 18,2 18,1 16,9 17,7 16,8 Singapore 20,2 15,6 18,5 … 17,9 … Đài Loan 14,5 14,3 22,6 15,1 15,9 … Thái Lan 13,6 15,4 17,3 18,5 20,8 20,4 Việt Nam 21,9 23,8 22,6 27,3 31,8 30,7

Nguồn: ADB (2011), Các chỉ số kinh tế của châu Á – Thái Bình Dương

Chính sách giảm tổng cầu thông qua thắt chặt chi tiêu công là đúng đắn, cần thiết nhưng chưa đủ. Nỗ lực giảm chi tiêu công của Chính phủ chỉ thực sự có hiệu lực nếu như Chính phủ đồng thời có thể đảm bảo những khoản đầu tư còn lại có hiệu quả. Đầu tiên là phải kể đến cơ chế quản lý đầu tư công sao cho những dự án kém hiệu quả (như chương trình 5 triệu tấn đường57

hay đánh bắt xa bờ58) bị loại bỏ ngay từ đầu. Sau đó, phải đảm bảo dự án được tiến hành đúng tiến độ và không bị thất thoát, lãng phí (như dự án 11259 và các chương trình đầu tư xây dựng cơ bản – được ước lượng là thất thoát trung bình 30%).

Về thắt chặt chính sách tài khóa, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 yêu cầu Bộ tài chính tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về NSNN, bảo đảm thực hiện các nhiệm

57

Từ năm 2002, với chương trình 5 triệu tấn đường của Chính phủ, cả nước rộ lên phong trào trồng mía, xây dựng nhà máy đường. Nhưng ngay từ khi chương trình được khởi động, tình trạng thất thoát tài sản, nâng khống thiết bị, tham ô đã diễn ra trầm trọng.

58 Chương trình đánh bắt xa bờ là dự án của quốc gia với số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên do việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thiếu căn cứ, nạn tham nhũng, cá ít tàu nhiều, giá dầu tăng cao, quản lý tàu đánh cá xa bờ còn nhiều yếu kém,... dẫn đến thất bại, gây thất thoát lớn cho Nhà nước.

59 Năm 1996, chương trình quốc gia về công nghệ thông tin được triển khai với vốn đầu tư khoảng 280 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ 3 năm sau chương trình này bị “khai tử” một cách đột ngột. Chương trình này được nhiều người ví von như việc “ném tiền qua cửa sổ”.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 56 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

vụ thu, chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định. Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh, giữ bội chi ngân sách Nhà nước không quá 4,8%GDP. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đúng chế độ quy định; tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: mua xe công; tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu,... chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác. Các Bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nghiêm việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Rà soát kỹ các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới, bảo đảm gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; nghiêm cấm việc tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí. Hạn chế tối đa các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài từ nguồn NSNN. Việc đi công tác nước ngoài phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được xây dựng trong chương trình công tác ngay từ đầu năm.60

Tóm lại, xử lý bội chi NSNN là vấn đề vừa nhạy cảm vừa rất cần thiết, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cân đối NSNN mà còn tác động đến nền kinh tế và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong các giải pháp xử lý hiện nay, khó có thể nói giải pháp nào là hiệu quả hơn cả. Do vậy, khi áp dụng các biện pháp này Nhà nước cần phải dựa vào bối cảnh kinh tế - xã hội thực tại của đất nước, vận dụng một cách linh hoạt sao cho phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực đến mức thấp nhất có thể để mang lại kết quả tốt nhất, tạo điều kiện cho NSNN được cân đối ổn định.

60 Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 58 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

3.1 Thực trạng thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 62)