Vay trong nước

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 55)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.1Vay trong nước

Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của Nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do Nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng. Công trái, trái phiếu có nhiều tên gọi khác nhau như: công phiếu quốc gia, trái phiếu Nhà nước, chứng chỉ đầu tư,… Ở Việt Nam Chính phủ ủy nhiệm cho kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ dưới ba hình thức:

+ Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn duới một năm, được phát

hành để huy động vốn nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN tạm thời trong năm tài chính.

+ Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, huy

động vốn để bù đắp thâm hụt NSNN, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển trong kế hoạch NSNN được duyệt.

+ Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, huy

động cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước.

Theo quy định tại Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/11/2011 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì việc phát hành trái phiếu Chính phủ vào thị trường được thực hiện bằng ba phương thức sau:

+ Phương thức đấu thầu: với phương thức phát hành này người đấu thầu

phải có một số vốn nhất định và khi trúng thầu trong thời hạn quy định phải nộp tiền vào kho bạc Nhà nước để nhận trái phiếu tiêu thụ. Phương thức đấu thầu làm cho trái phiếu tiêu thụ nhanh, chi phí giảm và Nhà nước tập trung nhanh chóng vốn vay vào NSNN.

+ Phương thức tiêu thụ qua các đại lý: các ngân hàng thương mại, các công

ty tài chính,… là những tổ chức có thể làm đại lý tiêu thụ trái phiếu cho Nhà nước. Phương thức này cũng giảm chi phí tiêu thụ nhưng tiến độ tập trung vốn vào NSNN không nhanh chóng bằng phương thức đấu thầu.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 47 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

+ Phương thức phát hành trực tiếp: kho bạc Nhà nước tự tổ chức tiêu thụ

thông qua hệ thống hoạt động của mình ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài. Phương thức này có nhược điểm là chi phí cho việc tiêu thụ rất cao, tốn kém sức người, sức của, tiến độ huy động vốn chậm và bị động nhiều mặt.

Đối tượng tham gia mua trái phiếu Chính phủ cũng rất đa dạng: các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, các công ty tài chính, các nhà đầu tư chứng khoán, các tầng lớp dân cư,…47

Ưu điểm: Việc phát hành trái phiếu Chính phủ là một biện pháp quan trọng

để tập trung nguồn vốn cho NSNN. Bởi vì phát hành trái phiếu không làm tăng thêm luợng tiền cần thiết lưu thông trên thị truờng, không làm tăng sức mua chung của xã hội, chủ động trong đầu tư, và nhờ hình thức này mà Nhà nuớc có thể tập trung vốn cho việc xây dựng cơ cở hạ tầng và những công trình trọng điểm thúc đẩy sản xuất phát triển. Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt NSNN mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát, tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai.

Nhược điểm: Thứ nhất, chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các

hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Để vay được tiền Chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay như phát hành trái phiếu, tín phiếu, công trái,... Đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập,... ngoài ra còn phải triển khai các biện pháp khác, kể cả tuyên truyền, vận động để huy động tối đa nguồn tiền trong dân cư nhằm hoàn thành kế hoạch vay đã định. Tuy nhiên, tổng lượng tiền mà nhân dân và các đơn vị có thể có để cho Chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội. Nếu Chính phủ huy động được nhiều thì đương nhiên phần tiền còn lại dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi. Như vậy, chưa biết Chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào đối với lượng tiền huy

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 48 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

động được, nhưng xã hội hay trực tiếp hơn là khu vực các doanh nghiệp và dân cư đó sẽ mất đi một nguồn vốn tương ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của Chính phủ và của ngân hàng càng có lãi suất cao thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt NSNN luôn luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mục tiêu chấn hưng kinh tế của Chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu,... bị chính bản thân giải pháp này cản trở ngay từ nguồn gốc. Chính vì thế, trong thời kỳ kinh tế đình đốn, hầu như các nước đều tránh các biện pháp có nguy cơ làm giảm khả năng tự đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và các tầng lớp dân cư. Biện pháp tài trợ thâm hụt NSNN này chỉ nên thực hiện trong trường hợp nền kinh tế là cường thịnh. Nếu ta tài trợ thâm hụt NSNN bằng cách phát hành trái phiếu, thì trái phiếu sẽ tạo ra cho công dân trách nhiệm nộp thêm thuế trong tương lai để trang trải lãi về các trái phiếu đấy. Thứ hai, việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho Chính phủ (trừ khi những thâm hụt NSNN này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự án đầu tư có sức sinh lời). Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện nay)48, giá trị thực của trái phiếu Chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu, tuy nhiên, nếu việc này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau. Tuy nhiên điều này chưa xảy ra ở Việt Nam. Ngược lại, tức thực tế hiện nay, lãi suất trái phiếu Chính phủ vẫn không đáp ứng được lãi suất kỳ vọng của thị trường nên phát hành trái phiếu luôn bị thất bại. Hậu quả có khi cũng tệ không kém, thị trường gần như không có thanh khoản.

48 Từ năm 2012, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống mức 8% nhưng đây là mức cao nhất so với các nước ASEAN-5, kể từ năm 2000. (Phạm Huyền, Kinh tế Việt Nam đang tụt hậu ngày càng xa, Báo Vietnamnet,http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/141614/-kinh-te-viet-nam-dang-tut-hau-ngay-cang-xa-.html, 2013, [ngày truy cập: 11/10/2013].

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 49 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 55)