Thành tựu

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 69)

5. Bố cục của đề tài

3.1.2.1 Thành tựu

Giai đoạn 1986-1990, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới một bước. Giai đoạn 1991-1995, cơ cấu chi ngân sách đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài. Giai đoạn 1996-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu không những đủ chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 61 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

Trong giai đoạn 2001-2012, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giữ tỉ lệ thâm hụt NSNN một cách hợp lý nhằm hướng tới một NSNN bền vững, ổn định làm điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Những quy định pháp luật về NSNN ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho tiến trình thực hiện giảm thâm hụt NSNN ngày càng thuận lợi, với sự ra đời và áp dụng tương đối ổn định Luật ngân sách Nhà nước 2002 trong một thời gian dài. Những nguyên tắc cơ bản về cân đối NSNN kể cả NSĐP và những quan điểm cụ thể về quản lý bội chi NSNN được cụ thể hóa trong Luật đã góp phần quan trọng trong điều hành thực tế, góp phần cơ cấu lại NSNN. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều hướng phát triển cho nền kinh tế đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm môi trường đầu tư được cải thiện, từ đó đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn thu NSNN. Chính phủ đã chú trọng đến khai thác nguồn thu nội địa trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động. Nhà nước đã có những điều chỉnh về thuế, cơ chế thu, chi khi tham gia vào WTO để vấn đề giảm thâm hụt NSNN ngày được đảm bảo hơn.

Giai đoạn này, tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 18,8%GDP, tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 18,5%GDP, bội chi NSNN ở mức tương đương 5% GDP. Giảm một cách đáng kể thâm hụt NSNN được coi là thành tựu đáng kể của quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta, là kết quả của những biện pháp cứng rắn như cắt giảm chi tiêu Chính phủ, xóa bỏ dần các loại trợ cấp qua giá, lương, trợ cấp cho xí nghiệp quốc doanh,…62

Thực tế trong những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức bội chi NSNN tương đương với mức Quốc hội cho phép (khoảng 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu dùng để chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề bội chi NSNN. Với kết quả bội chi NSNN như trên, ta thấy Chính phủ cũng đã có nhiều nổ

62 Lê Quốc Lý, Bội chi ngân sách Nhà nước trong mối liên hệ với lạm phát hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 7 (5-2008), tr.51.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 62 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

lực trong việc duy trì và đảm bảo bội chi NSNN ở mức chấp nhận được, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong xử lý bội chi NSNN, các biện pháp bù đắp bội chi theo quy định của Luật được vận dụng một cách hiệu quả, Nhà nước đã chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền trực tiếp để tài trợ bội chi NSNN, thay vào đó là tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ và tận dụng nguồn vốn vay nước ngoài dưới hình thức ODA nhằm đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để cân đối NSNN. Các khoản chi tiêu thường xuyên đã được điều chỉnh một cách thích hợp, tiết kiệm một cách tối đa nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả tốt nhất để từ đó tạo tích lũy nội bộ NSNN cho đầu tư phát triển, giải quyết một cách hài hòa giữa tích lũy và tiêu dùng. NSNN đã từng bước cơ cấu lại theo hướng giảm thiểu tối đa tình trạng bao cấp tràn lan, Nhà nước chỉ quản lí nền kinh tế ở tầm vĩ mô chứ không can thiệp, trợ cấp cho các doanh nghiệp như trước đây nữa, để cho họ tự chủ hơn trong công việc làm ăn, kinh doanh của mình, đồng thời có chính sách ưu tiên phát triển một số lĩnh vực mà Nhà nước cần can thiệp như giáo dục đào tạo, y tế toàn dân, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)