5. Bố cục của đề tài
1.3.2 Do chính sách quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước
Chất luợng của đầu tư công là một chỉ báo then chốt cho sự thành công của Chính phủ trong cải cách. Những nguời hay nhóm có thế lực chính trị thuờng lợi dụng các dự án đầu tư công để trục lợi cá nhân và trở nên giàu có một cách bất chính. Khi đầu tư công trở thành đối tuợng của các hành vi trục lợi thì một mặt mục tiêu của dự án đầu tư không đuợc thực hiện, đồng thời gánh nặng chi phí sẽ đuợc dặt lên vai của nguời dân và của nền kinh tế. Các khoản chi đầu tư phát triển còn
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 21 SVTH: Lâm Ngọc Trâm
mang tính dàn trải, hiệu quả kém, biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Việc phân bổ chi đầu tư của ngân sách chưa hợp lý, chưa tính đến mục tiêu phát triển công nghệ, tăng năng suất lao động mà chạy theo số lượng nên hiệu quả đầu tư chậm phát huy. Công tác kiểm tra, giám sát lỏng lẻo đã dẫn đến tình trạng tham ô, thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản phổ biến trong thời gian qua18. Quá nhiều tiền đuợc chi cho các dự án thâm dụng vốn và hàng nhập khẩu, nhưng lại không đóng góp đúng mức cho tăng truởng kinh tế. Quá nhiều tiền đuợc chi cho các doanh nghiệp lớn của Nhà nuớc với mục đích đầu cơ. Việc chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng thì không đuợc ưu tiên đúng mức đã gây lãng phí nguồn NSNN và kiềm hãm sự phát triển của các vùng, miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt NSNN.
Thêm vào đó quy mô chi tiêu công của Chính phủ quá lớn và ngày càng tăng làm cho thâm hụt NSNN ngày càng trở nên trầm trọng. Trong nền kinh tế thị trường, chi tiêu công có vai trò rất rõ nét thông qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá, cảng, sân bay, điện, kênh đập tưới tiêu nước, viễn thông, nước sạch, bảo vệ môi trường, viễn thông, trường học, bệnh viện,… Chất lượng của hàng hóa công này giúp cho người ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong phát triển kinh tế, quốc gia khác lại thất bại trong việc tạo ra nhiều nguồn vốn và đa dạng hóa sản xuất, phát triển mậu dịch, khống chế dân số, đẩy lui đói nghèo hoặc làm sạch môi trường19
.
Sở dĩ chi tiêu công có sự tăng lên là vì vai trò của Nhà nước ngày càng mở rộng. Sự mở rộng này là do Nhà nước phải gánh vác thêm những nhiệm vụ mới.
Khu vực tư sẽ cung cấp những hàng hóa công cho xã hội với cơ chế “người hưởng tự do không phải trả tiền”. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế sẽ có nhiều nhu cầu mới xuất hiện mà khu vực tư sẽ không thể tham gia vì không có lời, hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có sự can thiệp và tham gia vào việc sản xuất những loại hàng hóa đó. Sự gia tăng chi tiêu
18 Ths. Nguyễn Ngọc Thao, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, Tạp chí quản lý Nhà nước số 173 (6-2010), tr.13.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 22 SVTH: Lâm Ngọc Trâm
công còn bắt nguồn từ sự thay đổi phong tục và tư tưởng mà các nhà kinh tế gọi là sự “xã hội hóa các rủi ro”. Đáng lý ra mỗi cá nhân trong xã hội phải cố gắng đối phó với mọi rủi ro bằng sự phòng hờ, lo xa của riêng mình, nhưng do không đủ khả năng hoặc không nhận thức trách nhiệm, nên dần dần người ta đã chuyển sang vai của Nhà nước. Nghĩa là, Nhà nước phải đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân phối các gánh nặng đó cho toàn thể xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu của mỗi công dân20.
Tăng chi tiêu của Chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của Chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn đến thâm hụt NSNN và gây ra lạm phát.