Vay nước ngoài

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 58)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.2 Vay nước ngoài

Bên cạnh việc vay trong nước thì một trong những nguồn bù đắp thâm hụt NSNN là các khoản tiền được Chính phủ vay từ nước ngoài.49

Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được ủy quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với bên cho vay nước ngoài dưới danh nghĩa Chính phủ hoặc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vay nợ nước ngoài của Chính phủ thường được biểu hiện dưới ba hình thức:

+ Hiệp ước hoặc hiệp định vay mượn (viện trợ có hoàn lại) giữa hai Chính

phủ. Thông thường hiệp định vay nợ (viện trợ có hoàn lại) được gắn liền trong các

hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỷ thuật, văn hóa xã hội,… trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Như vậy, việc vay mượn giữa hai Chính phủ không đơn thuần về kinh tế và những điều khoản của tín dụng mà còn có những ràng buộc về mục đích sử dụng vốn thông qua các chương trình, các dự án đầu tư phát triển.

+ Hiệp định vay mượn giữa Chính phủ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế

giới. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt NSNN bằng các nguồn vốn nước ngoài thông

qua các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức quốc tế. Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho Chính phủ của một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. Thông thường ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại. Viện trợ không hoàn lại có thể là song phương hay đa phương do các Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế cấp như: chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), quỹ nhi đông Liên Hợp Quốc (UNICEF), quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), chương trình lương thực thế giới (PAM),… và được sử dụng cho mục đích kinh tế hay tiêu dùng. Nguồn viện trợ này các tổ chức quốc tế chủ động phân bổ theo những tiêu chuẩn do Liên hợp quốc quy định đối với những loại

49 Khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước năm 2002.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 50 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

quỹ chung hoặc do các tổ chức quốc tế chuyên ngành cấp đối với các loại quỹ ủy thác trên cơ sở các dự án xây dựng trước của nước nhận viện trợ.50

+ Phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

trên thị trường vốn quốc tế. Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có

thời hạn, có lãi, phát hành để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam. Trái phiếu quốc tế bao gồm:

+ Trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành trên thị trường vốn quốc tế được phát hành từng đợt theo quyết định của Chính phủ. Tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu thực hiện theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật pháp Việt Nam.51

+ Trái phiếu Ngân hàng do các Ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành để vay vốn nước ngoài cho mở rộng tín dụng đầu tư của Ngân hàng.

+ Trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước do các doanh nghiệp Nhà nước phát hành, để vay vốn nước ngoài cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.52

Ưu điểm: đây là một biện pháp tài trợ NSNN hữu hiệu, có thể bù đắp được

các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhược điểm: việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa

vụ trả nợ tăng lên, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế,… khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều. Vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và thường phải chịu những điều kiện ngặt nghèo về lãi suất và thời hạn vay trả. Hình thức vay thường qua các hiệp định song phương, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thường cho vay với các

50 Dương Thị Bình Minh, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Giáo dục năm 1997, tr.75.

51 Dương Đăng Chinh – Phạm Văn Khoan, Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính, tr.382. 52 Nghị định 53/2009/NĐ-CP ngày 04/6/2009 về việc ban hành trái phiếu quốc tế.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 51 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

điều kiện ưu đãi, nhưng ngày càng hiếm hoi và do vậy có sự cạnh tranh gay gắt. Dù thế nào, thì vay nước ngoài cũng chịu sự ràng buộc của nhiều điều kiện vay áp đặt từ nước cho vay.

Ví dụ, Quỹ MIYAZAWA53 của Nhật Bản quy định: Trong tổng số vốn được cho vay tài trợ, phải có ít nhất 50% được sử dụng để mua hàng của Nhật hoặc các công ty Nhật đóng tại nước sở tại. Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện, thủ tục không thành văn khác như phải qua khâu trung gian là Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM) hoặc các trung gian tài chính khác của Nhật thì mới có thể vay được tiền từ MIYAZAWA. Như vậy nếu ta vay được của Nhật 1 tỷ ta đã góp phần trực tiếp chấn hưng nền kinh tế Nhật tới trên 500 triệu, chưa kể các áp lực về thủ tục đấu thầu, giá cả, công nghệ,...

Trong những năm gần đây, tỉ lệ vay nợ nuớc ngoài có xu huớng tăng do Nhà nước đã thực hiện các bước xử lý nợ thích hợp, góp phần vào việc bình thường hoá quan hệ với các nước chủ nợ, đồng thời tiềm năng phát triển kinh tế của nước ta trong vài năm gần đây đã có sức thuyết phục tạo điều kiện cho Nhà nước vay được nhiều nguồn vốn ở các tổ chức khác nhau trên thế giới, làm cho nguồn vốn tăng nhanh, Nhà nước có điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế trọng điểm tạo sức phát triển kinh tế một cách vững chắc. Tuy nhiên, vì đây là khoản vay nợ, do dó cần phải tính đến khoản thanh toán lãi và trả nợ gốc khi đến hạn. Các khoản vay nợ dù được tiến hành dưới hình thức nào (vay ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài) cũng cần tính đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn đầu tư. Mặt khác, trong điều kiện một số loại ngoại tệ đang có xu hướng tăng giá, phải tính toán chặt chẽ mức vay, nhằm ngăn chặn rủi ro do biến động về tỉ giá hối đoái, gánh nặng nợ nần chồng chất. Đối với việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với thị truờng vốn quốc tế, và trong tương lai sẽ trực tiếp tham gia vào thị trường vốn, thị truờng chứng khoán với các nước trên thế giới. Tuy vậy, Nhà nuớc phải lưu ý đến việc tính toán chặt chẽ lãi suất, khả năng và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 52 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

* Nguyên tắc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ

Các cơ quan chính quyền địa phương không được phép trực tiếp vay nước ngoài. Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền và cho phép áp dụng cơ chế đặc biệt thì chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được huy động vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh theo nguyên tắc: địa phương xây dựng dự án, chủ động tìm nguồn vay, phối hợp với các cơ quan có liên quan đàm phán vay nước ngoài, lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về nội dung vay, điều kiện vay trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho địa phương vay lại. Địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách cấp tỉnh để trả nợ đầy đủ theo quy định của pháp luật.54

* Trách nhiệm trả nợ nước ngoài của Chính phủ

Căn cứ vào kế hoạch NSNN trả nợ nước ngoài hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ tài chính tổ chức thực hiện việc trả nợ theo đúng cam kết với phía cho vay nước ngoài theo các thỏa thuận vay hoặc bảo lãnh của Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ, ngành có liên quan đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về hạn mức, thời hạn và hình thức trả nợ thích hợp (trả bằng tiền, bằng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc chuyển đổi nợ, cơ cấu lại nợ,…).

Quản lý chặt chẽ nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro và cơ cấu lại nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia; trích lập dự phòng rủi ro và chủ động bố trí nguồn trả nợ các khoản vay đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay.55

Rõ ràng, dù là vay trong nước hay vay nước ngoài đều phải trả nợ gốc và cả lãi, càng vay thì gánh nặng về nợ sẽ càng tăng. Nếu về lâu dài sử dụng biện pháp

54 Vũ Thị Nhài, 100 câu hỏi và trả lời về quản lý tài chính công, NXB Đại học quốc gia Hà nội, tr.134. 55 Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 53 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

vay nợ để bù đắp bội chi NSNN thì sẽ gây nhiều áp lực cho chính phủ về nợ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cân đối NSNN.

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)