Công khai, minh bạch trong hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 80)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.2 Công khai, minh bạch trong hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước

Vì tiền NSNN là tiền của dân, nên việc chi tiêu đồng tiền này phải được minh bạch đến từng đồng. Vấn đề này cần được nhận thức sâu sắc hơn. Để giảm thâm hụt NSNN, Chính phủ cần minh bạch hơn, rạch ròi hơn về chi tiêu cho lĩnh vực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, ngăn chặn chi tiêu công theo kiểu “tiền chùa”. Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách của các cấp, các ngành bằng cách Nhà nước phải cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho người dân biết qua các phương tiện truyền thanh, báo chí. Có sự phối hợp giám sát chặt chẽ này sẽ góp phần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của người sử dụng và quản lý NSNN. Việc công khai, minh bạch chi tiêu NSNN sẽ giúp lập dự toán NSNN hợp lý, loại bỏ được các khoản không thực sự cần thiết. Quy trình lập NSNN cần được thay đổi theo hướng dựa trên nhu cầu thực tế chứ không phải dựa vào đầu vào như hiện nay. Đồng thời, việc lập NSNN cần có định hướng vì lợi ích chung, hạn chế tối đa lợi ích cục bộ để kiểm soát tốc độ tăng chi, nếu không tình trạng thâm hụt NSNN khó cải thiện. Và trách nhiệm giải trình cũng là một yêu cầu cần thiết đối với các cơ quan hành pháp trước Quốc hội, trước cơ quan dân cử, trước nhân dân là những người nộp thuế, trách nhiệm sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Để đảm bảo sử dụng một cách hợp pháp, hiệu quả, tiết

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 72 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

kiệm và đúng quy định. Báo cáo, nội dung thực hiện quản lý phải đảm bảo trung thực thì trách nhiệm giải trình mới thực sự đầy đủ.

Minh bạch cũng là điều kiện cần có để bộ máy Nhà nước tiếp thu trí tuệ của người dân và của cộng đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của mình. Sai phạm trong việc sử dụng NSNN có thể bắt nguồn và được che đậy bởi tình trạng thiếu công khai và minh bạch. Tuy nhiên, bản thân minh bạch hóa không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là công cụ nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN. Công khai minh bạch về tài chính càng rộng rãi, càng đầy đủ, cho phép nhiều đối tượng tiếp cận thì càng có tác dụng tốt cho sự bền vững nền tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN. Về mặt tài sản Nhà nước, nó có tác dụng phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tính minh bạch tài chính và trách nhiệm giải trình yêu cầu tất cả các khâu dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, kết quả kiểm toán ngân sách công khai đầy đủ. Với vai trò là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoàn toàn độc lập, Kiểm toán Nhà nước có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề này. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước là công cụ quan trọng để kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành pháp luật và chính sách tài chính trong quá trình quản lý thu chi NSNN. Cơ quan kiểm toán đưa ra những đánh giá, nhận xét để giúp cho các đơn vị sử dụng ngân sách đúng mục đích nhằm tiết kiệm nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo điều kiện để Chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình trước cơ quan dân cử. Để hổ trợ và tăng cường minh bạch tài chính cần hoàn thiện các mẫu biểu và cơ chế thực hiện hệ thống báo cáo theo các tiêu chí thống nhất. Đồng thời, hình thức công khai NSNN cần đơn giản, dể hiểu. Các tài liệu ngân sách được công bố cần có thuyết minh, giải trình cụ thể về hiệu quả quản lý thu cũng như kết quả kỳ vọng có được từ việc sử dụng nguồn lực NSNN.

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)