5. Bố cục của đề tài
3.2.1.1 Điều chỉnh thâm hụt ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các mục
các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước
Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về thâm hụt NSNN chính là xuất phát từ việc đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước được thực hiện đến cùng. Nếu như các nhiệm vụ chi luôn cao hơn khả năng thu thì điều tất yếu là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu khác nhau của các lĩnh vực khác nhau của đất nước mà cần phải có nguồn tài chính để điều chỉnh. Ngược lại, nếu chúng ta luôn đạt được bội thu NSNN thì các mục tiêu của đất nước sẽ được hoàn thành một cách dễ dàng hơn. Như vậy, việc ổn định NSNN sẽ là điều kiện cho việc tiến hành công việc cụ thể được triệt để, giúp cho nguồn NSNN không bị xáo trộn do những nguồn thu đáp ứng đủ nhiệm vụ chi.
Nếu những nguồn thu và nhiệm vụ chi được lên kế hoạch cụ thể, có nghĩa là nguồn thu này được phân bổ bao nhiêu cho nhiệm vụ chi cụ thể thì bắt buộc cơ quan có thẩm quyền thu, người có nghĩa vụ nộp vào NSNN những khoản thuế theo quy định của pháp luật và những cơ quan, đơn vị tiếp nhận việc phân bổ nguồn ngân sách để trực tiếp thực hiện các công việc được giao phải làm đúng những định hướng, kế hoạch mà cơ quan cấp trên đã đề ra để đảm bảo cho công việc được hoàn thành mà NSNN lại vẫn ổn định, không bị xáo trộn. Những nguồn thu và nhiệm vụ chi có sự ăn khớp, cân bằng với nhau bởi những kế hoạch mà không thể có sự gian dối, làm sai lệch những con số đó khi thực hiện thu và thực hiện chi NSNN.