5. Bố cục của đề tài
2.1.1.1 Phạm vi tính bội chi ngân sách Nhà nước
Phạm vi tính bội chi NSNN là khuôn khổ giới hạn để đo lường, xác định khu vực nào sẽ nằm trong vùng tính toán bội chi. Hiện nay, theo thông lệ quốc tế có 3 phạm vi tính bội chi NSNN đó là:
Bội chi ngân sách toàn diện;
Bội chi ngân sách Chính phủ;
Bội chi NSTW.
i) Bội chi ngân sách toàn diện
Theo Ngân hàng thế giới (WB), phạm vi ngân sách là ngân sách toàn diện, nghĩa là tất cả các khoản thu, chi của Nhà nước bao phủ cho toàn bộ khu vực công.
23 Báo cáo nghiên cứu, Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Hà Nội, tháng 10/2011.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 27 SVTH: Lâm Ngọc Trâm
Khu vực công bao gồm: Chính phủ; Các cấp chính quyền địa phương; Ngân hàng Trung ương. Trong đó, Chính phủ bao gồm: các đơn vị của Chính phủ ở các cấp Trung ương hoặc địa phương; tất cả các quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động ở các cấp và tất cả các tổ chức phi lợi nhuận, phi thị trường chịu sự kiểm soát và nhận tài trợ của Chính phủ. Tất cả các đơn vị, tổ chức này nguồn vốn hoạt động của nó do NSNN quyết định và trong trường hợp vỡ nợ Nhà nước phải trả nợ thay cho các tổ chức đó. Như vậy, khi các thể chế trong khu vực công vỡ nợ, hoặc không vỡ nợ nhưng khi cần thanh toán trong trường hợp muốn tái cấu trúc lại các thể chế này, thì trách nhiệm thanh toán cuối cùng thuộc về Chính phủ. Và khi đó, khoản thanh toán nợ này nếu thực tế phát sinh trong năm thì được tính vào chi NSNN của năm thanh toán. Do đó, theo WB bội chi ngân sách toàn diện bao gồm mức bội chi được xác định cho toàn bộ khu vực công. Đây là thước đo rộng nhất để xác định mức bội chi NSNN.
ii) Bội chi ngân sách Chính phủ
Khác với Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lại cho rằng để phân biệt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, đồng thời làm cơ sở đối chiếu giữa thống kê tài chính tiền tệ với thống kê tài chính Chính phủ thì phạm vi xác định bội chi chỉ nên giới hạn trong khu vực Chính phủ. Khái niệm Chính phủ gồm tất cả các cấp chính quyền mà không bao gồm hoạt động ngân hàng Trung ương, cho dù nó có trực thuộc Chính phủ hay không24. Tại mỗi cấp chính quyền, bên cạnh quỹ NSNN còn có các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách và quỹ hoạt động bảo hiểm xã hội. Các quỹ này được trợ cấp một phần lớn từ NSNN.
Do vậy, bội chi ngân sách Chính phủ theo nghĩa rộng là số bội chi của các cấp chính quyền với các hoạt động với sự hỗ trợ hoặc bao cấp của NSNN cho tất cả các quỹ nói trên. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa hẹp, bội chi ngân sách Chính phủ chỉ bao gồm bội chi của các cấp chính quyền liên quan đến hoạt động của quỹ NSNN mà thôi.
iii) Bội chi NSTW
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 28 SVTH: Lâm Ngọc Trâm
Một số quốc gia khi tính bội chi NSNN chỉ tính bội chi liên quan đến hoạt động NSNN do chính quyền Trung ương trực tiếp thực hiện. Đi đôi với quan điểm này là việc không cho phép NSĐP bội chi. Cách xác định phạm vi tính bội chi ngân sách hẹp như vậy là nhằm thiết lập kỷ luật tài chính tổng thể trong điều kiện năng lực quản lý có nhiều hạn chế. Luật ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2002 hiểu theo nghĩa này. Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước thì bội chi NSNN là bội chi NSTW được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi NSTW và tổng số thu NSTW của năm ngân sách.