5. Bố cục của đề tài
1.3.1 Do cơ cấu thu chi ngân sách Nhà nước
Trên thực tế thì có một số trường hợp thâm hụt NSNN là do Nhà nước cố ý tạo ra để kích cầu nền kinh tế. Trong đời sống của một nước, kinh tế quyết định tài chính, còn tài chính có tác động mạnh mẽ trở lại đối với kinh tế. Lý thuyết cổ điển đã chỉ ra, muốn thăng bằng NSNN trong giai đoạn suy thoái thì hoặc giảm chi, hoặc tăng thu. Hai phương pháp này khiến cho nền kinh tế đã trì trệ lại càng trì trệ thêm. Để tránh ảnh hưởng đó, người ta đã hy sinh thăng bằng ngân sách, chi tiêu ra nhiều hơn để khơi mào cho sự phục hồi kinh tế. NSNN bơm tiền ra, có ảnh hưởng đối với nền kinh tế như là một động cơ phụ. Khi nền kinh tế đã phục hồi trở lại thì Chính phủ phải để cho nó tự vận hành và có thể để cho động cơ phụ này nghỉ hoạt động. Đây gọi là chính sách ngân sách cố ý thiếu hụt. Tuy nhiên khi thực hiện chính sách này phải nắm được những giới hạn của nó, không được vĩnh viễn và phải được theo dõi chặt chẽ. Sự cố ý thiếu hụt có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế ra khỏi tình trạng đình trệ. Song, khi nền kinh tế đã bắt đầu chuyển động thì Nhà nước phải giảm dần những chi phí đầu tư, dần dần tăng thu để làm cho NSNN trở lại thế thăng bằng.17
16 Khoản 2 Điều 23 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 20 SVTH: Lâm Ngọc Trâm
Bên cạnh đó sự mất cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho NSNN. Chú trọng cho chi đầu tư phát triển là cần thiết, song do cơ chế quản lý NSNN theo đầu vào nên chưa tạo được sự phối hợp cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thuờng xuyên, dẫn đến tình trạng thiếu linh hoạt trong sự điều phối nguồn lực trong nội bộ các ngành: có ngành chi đầu tư phát triển quá cao so với những khoản chi thuờng xuyên cần thiết; ngược lại đối với một số ngành khác. Chính sự thiếu phối hợp này đưa đến hiệu quả chi thấp. Chẳng hạn như, sự bất cập và chậm trễ trong hoạt động bảo duỡng, cải tạo hệ thống thủy lợi và thoát nuớc đã làm xói mòn hiệu quả của nguồn vốn phân bổ trong lĩnh vực nông nghiệp. Xu huớng phổ biến hiện nay là chú trọng quá mức tới việc xây mới trong khi không quan tâm đúng mức tới việc bảo duỡng và duy trì hệ thống tuới tiêu hiện có; trong khi đó, hoạt động bảo duỡng và quản lý hệ thống thủy lợi và tuới tiêu không chỉ tạo ra nhiều việc làm mà còn giúp nâng cao năng suất nông nghiệp.
Một nguyên nhân nữa khiến cho NSNN bị thâm hụt là do thất thu thuế. Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho NSNN bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên thiên nhiên, doanh nghiệp Nhà nước, vay nợ, nhận viện trợ,… Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập, sự quản lý chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho NSNN. Bên cạnh đó việc giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác có thể gây thâm hụt NSNN.