Tác động tích cực

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 31)

5. Bố cục của đề tài

1.4.1 Tác động tích cực

Thực tế cho thấy thâm hụt NSNN không phải lúc nào cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Nếu thâm hụt NSNN ở mức độ vừa phải thì lại có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Vì vậy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt NSNN chứ không loại trừ hoàn toàn. Còn các nước đang phát triển thì luôn luôn muốn giữ thâm hụt NSNN ở một mức độ phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng.

Sự thiếu hụt NSNN trong những năm qua được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể dễ

20TS. Sử Đình Thành, Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công củaViệt Nam, NXB Tài chính-2005, tr.14-15.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 23 SVTH: Lâm Ngọc Trâm

dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hàng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thiếu hụt NSNN trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng tăng thu NSNN trong năm sau hay không.

Một phần của tài liệu chính sách pháp luật điều chỉnh về thâm hụt ngân sách nhà nước thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)