GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG 6.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
6.2.5 Mở rộng chiến lược tiếp thị
Chiến lƣợc tiếp thị là việc sử dụng các công cụ Marketing – mix nhƣ giá cả, sản phẩm, phân phối và các hoạt động xúc tiến nhằm kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Trung tâm.
6.2.5.1 Giá cả
Giá cả đƣợc sử dụng để thu hút khách hàng. Việc định giá đƣợc dựa trên cơ sở “lấy giá chi phí làm định hƣớng” nhƣng phải đảm bảo tính cạnh tranh.
Bán giá thống nhất cho các thành viên kênh phân phối trong cùng một khu vực thị trƣờng theo bản giá quy định để đảm bảo hoạt động kinh doanh giữa các thành viên. Ở những thị trƣờng cạnh tranh gay gắt thì việc định giá đối với các sản phẩm cùng loại phải dựa trên lợi thế so sánh của sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận của Trung tâm.
Cần đánh vào tâm lý khách hàng khi sử dụng sản phẩm là “tiền nào chất lƣợng ấy” cho nên đối với một số sản phẩm riêng biệt, có tính nổi bật Trung Tâm nên kết hợp việc định giá theo phƣơng pháp “định giá cao” và áp dụng chính sách giá một cách linh hoạt dựa trên cơ sở mùa vụ, chu kỳ sống của sản phẩm.
Sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, tận dụng hết công suất hoạt động máy móc tránh lãng phí ảnh hƣởng đến giá bán sản phẩm.
Khách hàng chủ yếu là ngƣời nông dân nên giá cả ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận mà họ sẽ đạt đƣợc nên cận phải có một mức giá hợp lý. Nếu giá
quá cao ngƣời tiêu dùng sẽ có xu hƣớng lựa chọn sản phẩm của đối thủ. Do đó Trung tâm cần sử dụng chiến lƣợc “định giá tâm lý” đến bà con nông dân, để họ cảm nhận giá cả có thể rẻ hơn. Ví dụ một kilogram lúa giống Trung tâm bán ra với giá 12.000 đồng, thì Trung tâm nên điều chỉnh giá còn 11.990 đồng để nông dân có cảm giác giá nhẹ hơn trong từng kilogram giống mà họ phải trả.
Đối với những kênh phân phối mới thành lập, những sản phẩm mới tung ra thị trƣờng nên tiến hành định giá “xâm nhập” hoặc giá “giới thiệu” để lôi kéo sự chú ý của khách hàng cũng nhƣ để bán đƣợc hàng hóa với khối lƣợng lớn trên thị trƣờng.
Tóm lại, nhằm kích thích tiêu thụ hàng hóa và để hàng hóa nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng thì cần tạo riêng cho sản phẩm của mình một chiến lƣợc giá phù hợp.
6.2.5.2 Sản phẩm
Mặc dù sản phẩm rất đa dạng, nhƣng chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu trồng lúa, rau màu ở ĐBSCL; nhu cầu rau màu ở khu vục miền Trung - Tây Nguyên và nhu cầu trồng bắp ở miền Bắc, trong khi đó nhu cầu về lúa giống của miền Bắc cũng rất cao. Vì lúa giống của Trung Tâm không thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh ở miền Bắc. Trung Tâm nên nghiên cứu sản xuất thêm các loại lúa lai để phục vụ cho nhu cầu của bà con nông dân ở miền Bắc để tăng sản lƣợng bán ra và tăng doanh thu cho Trung Tâm.
Phải không ngừng nắm bắt và áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật mới trên thi trƣờng nhằm hiện đại hóa dây chuyền sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm mới có nhiều tính năng và phẩm chất nổi bật trội hơn để tạo thuận lợi cho bà con nông dân, tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu cho Trung Tâm.
Tạo ra sản phẩm mới không chỉ về chất lƣợng mà còn cả về mẫu mã, bao bì sao cho vừa bảo vệ đƣợc chất lƣợng, vừa gây đƣợc ấn tƣợng về sản phâm trong tâm trí khách hàng. Ví dụ: Về mẫu mã bao bì sử dụng mực in chất lƣợng hơn để khi sử dụng dự trữ lâu sẽ không bị phai màu mực tạo cho khách hàng cảm giác sản phẩm chất lƣợng hơn. Hoặc về chất liệu làm bao bì của lúa giống cần đƣợc cải tiến do thói quen ngƣời nông dân thích sử dụng các bao bì sản phẩm sau khi sử dụng hết để bảo quản nông sản của họ.
Trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ chi tiết các đặc điểm và tính năng của sản phẩm, ghi rõ cách sử dụng, ngâm, ủ thế nào… để nông dân tiện hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.
Tóm lại, khi Trung tâm đƣa ra một sản phẩm bán trên thị trƣờng phải xác định đúng sản phẩm đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào, những ƣu và nhƣợc điểm của sản phẩm từ đó cải tiến cho phù hợp. Bên cạnh đó, không ngừng nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới vì mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống. Không
ngừng tạo sản phẩm mới để cạnh tranh trên thị trƣờng, đó là nhân tố quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp.