Giải pháp hội nhập về phía sau

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 97)

GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG 6.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

6.2.6Giải pháp hội nhập về phía sau

Do đặc thù là một đơn vị chuyên nghiên cứu và cung ứng giống cây trồng nên công tác tạo ra giống cây trồng bố mẹ đảm bảo chất lƣợng phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ nghiên cứu từ phía Trung tâm. Tuy nhiên, do bản thân Trung tâm không thể tự sản xuất ra các giống thƣơng phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu canh tác của bà con nông dân, nên việc hợp tác và tổ chức thu

mua từ các hợp tác xã nông thôn và bà con nông dân là biện pháp đƣợc Trung tâm áp dụng trong suốt thời gian qua. Do vậy, để đảm bảo yếu tố nguyên liệu cho công tác chế biến thành phẩm, Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Lựa chọn những khu vực phù hợp để xây dựng vùng chuyên canh giống cây trồng để cung cấp nguồn giống ổn định cho Trung tâm, nhƣ vậy Trung tâm sẽ vừa chủ động đƣợc nguồn cung, đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo chất lƣợng giống đồng đều. Đặc biệt, Trung tân nên ƣu tiên lựa chọn vùng có vị trí gần các nhà máy chế biến hạt giống để đảm bảo thuận lợi cho việc tập trung giống, giảm chi phí vận chuyển.

- Trung tâm nên giữ quan hệ tốt với các nhà cung ứng, đặc biệt là các hợp tác xã và các hộ nông dân mà Trung tâm đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tiếp tục duy trì quan hệ và ký hợp đồng thu mua từ họ. Đây là một giải pháp an toàn giúp Trung tâm xây dựng nguồn cung ổn định, tránh đƣợc những biến động khó lƣờng trên thị trƣờng.

- Ngoài ra, để có đƣợc nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lƣợng giống thƣơng phẩm đạt tiêu chuẩn đƣa ra thị trƣờng, Trung tâm cần chú ý giải quyết tốt từ khâu sản xuất đến công tác xử lý sau thu hoạch của nông dân thông qua một số biện pháp sau:

+ Hỗ trợ về kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân bên cạnh những kinh nghiệm thực tiễn của họ, thông qua các chuyên viên kỹ thuật trong ngành của Trung tâm. Phổ biến và giải thích cho ngƣời dân về các mô hình tiên tiến áp dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhƣ mô hình “ba giảm ba tăng”, “liên kết bốn nhà”… để nâng cao trình độ canh tác của ngƣời nông dân, từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất.

+ Cung cấp giống bố mẹ mới, có năng suất, chất lƣợng cao cùng với khả năng kháng bệnh tốt cho bà con nông dân để tránh tình trạng nông dân sử dụng các giống lúa kém chất lƣợng. Ngoài ra, Trung tâm cần có chính sách hỗ trợ vốn qua các hình thức cho vay ƣu đãi với lãi suất thấp cho các hộ nông dân để họ có đủ vốn mà an tâm sản xuất.

+ Giống sau khi thu hoạch cần hƣớng dẫn nông dân cách xử lý, bảo quản đúng cách nhƣ phải tiến hành phơi hoặc sấy ngay với tiêu chuẩn nhiệt độ quy định. Sau đó, Trung tâm cần tranh thủ thu mua để đƣa về kho nhằm đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu, vì ngƣời dân thƣờng ít có nơi thuận lợi để cất giữ lúa trong thời gian dài.

+ Trung tâm cần cam kết bao tiêu sản phẩm với mức giá phù hợp theo thị trƣờng theo hƣớng có lợi cho nông dân, đảm bảo tiêu thụ hết lúa giống do nông dân làm ra với mức giá tối thiểu từ mức giá sàn (do Nhà nƣớc quy định) trở lên để tạo sự an tâm cho ngƣời nông dân. Từ đó, họ sẽ ký hợp đồng hợp tác lâu dài với Trung tâm.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 97)