GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG
4.1.3 Mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng của các loại giống
Diện tích đất trồng trọt trên toàn quốc mỗi ngày một giảm, tuy nhiên nhu cầu giống cây trồng ngày càng tăng, nhất là những giống cây trồng mới, có năng suất và chất lƣợng cao. Do đó, việc nghiên cứu giống cây trồng mới đáp ứng nhu cầu thị trƣờng là một việc làm cần thiết đối với các công ty trong ngành giống nói chung và Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức nói riêng, không những đáp ứng nhu cầu về giống có chất lƣợng cao mà còn phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết và đặc điểm canh tác của từng vùng, từng địa phƣơng. Đó cũng chính là những vấn đề mà lãnh đạo Trung tâm luôn quan tâm và thực hiện trong suốt thời gian qua, kết quả của quá trình thực hiện đó là các loại giống do Trung tâm sản xuất ra đƣợc phân phối và tiêu thụ hầu khắp cả nƣớc, từ Bắc vào Nam với sản lƣợng tiêu thụ khác nhau tuỳ từng vùng, từng địa điểm.
4.1.3.1 Lúa giống
Năm 2011
Qua bảng số liệu 4.4 về khối lƣợng tiêu thụ lúa giống qua 3 năm, ta thấy vào năm 2011, Đồng bằng sông Cửu Long là thị trƣờng tiêu thụ hàng đầu sản phẩm lúa giống của Trung tâm với lƣợng tiêu thụ là 15.716 tấn, chiếm 88,61% thị phần của Trung tâm trong cả nƣớc. Lý do vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là thị trƣờng tiêu thụ giống nhiều nhất của Trung tâm do nhiều nguyên nhân, nhƣng cơ bản nhất vì đây là vùng đất giàu tiềm năng trong việc thâm canh lúa nƣớc, là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, là vùng chiếm diện tích lớn (khoảng 12% diện tích cả nƣớc), trong đó loại đất tốt là đất phù sa chiếm gần 30%. Bên cạnh đó khí hậu ổn định, ít thiên tai do khí hậu gây ra, nguồn nƣớc dồi dào đƣợc lấy từ hai nguồn chính là từ sông Mê Kông và nƣớc mƣa. Sông Mê Kông đi qua đem lại lƣợng phù sa dồi dào thích hợp cho các loại cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt. Ngoài ra, đây là vùng có dân số đông với kinh nghiệm trồng lúa và các loại rau màu từ lâu đời, cần cù chịu khó; vùng đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích và đầu tƣ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức thuộc địa phận tỉnh An Giang, nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, nên việc vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến các tỉnh lân cận trong vùng rất thuận lợi. Đó là lý do mà vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là một thị trƣờng tiêu thụ đầy tiềm năng của Trung tâm trong những năm qua và trong thời gian tới.
Đứng thứ hai trong việc tiêu thụ là thị trƣờng Đông Nam Bộ với lƣợng tiêu thụ 1.842 tấn, chiếm 10,39% thị phần của Trung tâm. Nhƣ ta đã biết Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm. Vùng có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả do có đất bazan màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích. Diện tích đất phù sa chiếm diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích, chủ yếu đất phù sa tập trung ở vùng tiếp giáp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nên cây lúa nƣớc chỉ chỉ có thể sinh sống trên những vùng đất nhỏ này. Tuy vậy nhƣng Trung tâm đã nghiên cứu và phân phối lúa giống vào khúc thị trƣờng này trong khi các đối thủ cạnh tranh khác chƣa tìm đến. Bên cạnh đó, Trung tâm còn nghiên cứu tạo ra giống lúa lai ngắn ngày phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở đây. Nhờ vậy mà sản phẩm lúa giống của Trung tâm đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng này.
Thị trƣờng Miền Trung và Tây Nguyên tiêu thụ thấp nhất với khối lƣợng là 179 tấn, chiếm 1,01% trong thị phần. Do các tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên là vùng đất có diện tích đất bazan rộng lớn, là lợi thế cho việc trồng cây công nghiệp và trồng rừng. Diện tích đất trồng lúa là rất ít, chủ yếu cây lúa đƣợc trồng nhiều ở các khu vực đồng bằng Thanh Hoá có phù sa màu mỡ do sông Mã và sông Chu bồi đắp (đây là đồng bằng lớn nhất của Trung Bộ). Còn đối với Tây Nguyên, lúa đƣợc trồng chủ yếu theo mô hình ruộng bậc thang với truyền thống canh tác lâu đời của bà con nông dân ở đây. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, đất đai ở đây nên Trung tâm chỉ có thể cung cấp một số giống lúa lai cho phù hợp với điều kiện sinh trƣởng. Do đó mà lƣợng tiêu thụ ở thị trƣờng này chiếm diện tích nhỏ trong thị phần của Trung tâm.
Trong năm này, sản phẩm lúa giống của Trung tâm chƣa bán đƣợc ở thị trƣờng Miền Bắc.
Bảng 4.4 Khối lƣợng tiêu thụ lúa giống qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: tấn Vùng 2011 2012 2013 So sánh KL Cơ cấu (%) KL Cơ cấu (%) KL Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 KL Tỷ lệ (%) KL Tỷ lệ (%) ĐBSCL 15.716 88,61 19.744 93,02 29.993 92,29 4.028 25,63 10.249 51,91 ĐNB 1.842 10,39 1.343 6,33 2.179 6,70 (499) (27,09) 836 62,25 MT&TN 179 1,01 122 0,57 220 0,68 (57) (31,84) 98 33 MB - - 17 0,08 108 0,33 - - 91 535,29 Tổng 17.737 100 21.226 100 32.500 100 3.489 19,671 11.274 53,11
Nguồn: Phòng kế toán – TT nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức
Năm 2012
Sang năm 2012, tình hình tiêu thụ lúa giống qua các năm có sự biến động giữa các thị trƣờng và nhƣng cơ cấu tiêu thụ giữa các thị trƣờng thì không có thay đổi lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong việc tiêu thụ lúa giống của Trung tâm, chiếm đến 93,02% trong tổng thị phần cả nƣớc, tăng 4,41% so với năm 2011. Về tình hình tiêu thụ thì sản lƣợng tiêu thụ của vùng tăng 4.028 tấn, tƣơng ứng tăng 25,63% so với năm 2011. Đây là kết quả khả quan sau khi ban lãnh đạo Trung tâm đã đề ra mục tiêu và thực hiện bằng các biện pháp marketing, hoàn thiện hơn kênh phân phối, thành lập thêm các đại
lý cấp 1 giống và các chƣơng trình hỗ trợ nông dân trông việc gieo trồng và canh tác giống.
Chiếm 6,33% trong tổng thị phần cả nƣớc, giảm 4,06% so với cơ cấu năm 2011 của Trung tâm, thị trƣờng Đông Nam Bộ vẫn duy trì vị trí thứ hai sau Đồng bằng sông Cửu Long. Về tiêu thụ, khối lƣợng tiêu thụ lúa giống của vùng này giảm 499 tấn, tƣơng ứng giảm 27,09% so với năm 2011. Do Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế năng động nhất cả nƣớc, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp, trƣờng học, bệnh viện dần dần mọc lên làm cho diện tích đất nông nghiệp của vùng đã ít nay lại càng bị thu hẹp hơn. Một số đại lý của Trung tâm tại vùng này đã phải đóng cửa do không cung ứng đƣợc nguồn hàng cho các nơi tiêu thụ. Vì thế mà lƣợng giống tiêu thụ của Trung tâm tại thị trƣờng này giảm rõ rệt.
Thị trƣờng có tỷ lệ tiêu thụ ở vị trí tiếp theo là thị trƣờng Miền Trung và Tây Nguyên chiếm 0,57% thị phần, giảm 0,44% so với năm trƣớc. Về tình hình tiêu thụ, năm 2012 lƣợng tiêu thụ ở khu vực này giảm 57 tấn, tƣơng ứng giảm 31,84% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này, Trung tâm đã tập trung thụ nợ, ngừng cung cấp giống và cắt hợp đồng với một số đại lý phân phối ở Daklak và Lâm Đồng. Do đó mà lƣợng giống tiêu thụ ít hơn so với năm trƣớc.
Giống lúa lai của Trung tâm bắt đầu đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng miền Bắc trong năm này với lƣợng tiêu thụ là 17 tấn, chiếm 0,08% trong tổng thị phần của Trung tâm. Miền Bắc vốn là thị trƣờng tiêu thụ bắp giống tiềm năng của Trung tâm. Với uy tín từ công ty mẹ và chất lƣợng bắp giống nhập khẩu từ Syngenta, Trung tâm đã nhận đƣợc sự tin tƣởng của bà con nông dân ở thị trƣờng này. Do đó, không chỉ dừng lại ở giống bắp, trong năm 2012 Trung tâm đã quyết định đƣa sản phẩm lúa giống vào tiêu thụ ở một vài khúc thị trƣờng miền Bắc. Tuy lƣơng tiêu thụ giống không nhiều, nhƣng nó cũng thể hiện bƣớc đầu thành công trong chiến lƣợc phát triển thị trƣờng của mình.
Năm 2013
Sang năm 2013, tình hình tiêu thụ lúa giống của Trung tâm ở các thị trƣờng đều tăng. Cụ thể nhƣ sau:
Do tiếp tục duy trì những biện pháp marketing, chính sách ƣu đãi phân phối cho các đại lý cấp 1, chính sách hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân, nên thị trƣờng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là thị trƣờng tiềm năng và tiêu thụ nhiều nhất lƣợng lúa giống của Trung tâm chiếm tỷ lệ 92,29% thị phần, giảm 0,73% so với năm 2012. Do mức tiêu thụ các thị trƣờng khác của Trung tâm có tỷ trọng cao hơn năm ngoái nên làm cho tỷ trọng thị trƣờng này
giảm nhẹ trong tổng cơ cấu thị phần Trung tâm. Về khối lƣợng tiêu thụ, tuy cơ cấu thị phần năm 2013 giảm 0,73% nhƣng thị trƣờng này tiêu thụ đến 29.993 tấn lúa giống của Trung tâm, tăng 10.249 tấn (tƣơng ứng tăng 51,91%) so với năm 2012.
Đứng ở vị trí thứ hai trong việc tiêu thụ lúa giống vẫn là thị trƣờng Đông Nam bộ, chiếm 6,7% trong tổng thị phần, tăng 0,38% so với năm 2012. Với lƣợng tiêu thụ năm này là 2.179 tấn, tăng 876 tấn (tƣơng ứng tăng 62,25%) so với năm 2012.
Thị trƣờng Miền Trung và Tây Nguyên tiêu thụ 220 tấn lúa giống, tăng 98 tấn (tƣơng ứng tăng 80,33%) so với năm 2012. Chiếm tỷ trọng 0,68%, tăng 0,1% so với năm trƣớc.
Trong năm này, khối lƣợng tiêu thụ lúa giống của Trung tâm ở thị trƣờng miền Bắc cũng tăng rõ rệt so với năm 2012, cụ thể khối lƣợng tiêu thụ là 108 tấn, tăng 91 tấn (tƣơng ứng tăng 535,29%) so với năm trƣớc.
4.1.3.2 Bắp giống
Bắp là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Là cây lƣơng thực, giàu dinh dƣỡng hơn lúa mì và lúa gạo, góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bắp là cây lƣơng thực đứng hàng thứ hai sau lúa gạo.
Việc tiêu thụ bắp giống của Trung tâm qua 3 năm có sự biến động, có xu hƣớng giảm vào năm 2012 do đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần và tăng trở lại vào năm 2013 do chú trọng đầu tƣ cơ sở và phát triển sản phẩm. Tuy bắp không phải là nguồn giống chính của Trung tâm, nhƣng nó lại là nguồn thu bổ sung cho nguồn giống chính, đó là giống lúa.
Bảng 4.5 Khối lƣợng tiêu thụ bắp giống qua 3 năm (2011 – 2013)
ĐVT: tấn Vùng 2011 2012 2013 So sánh KL Cơ cấu (%) KL Cơ cấu (%) KL Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 KL Tỷ lệ (%) KL Tỷ lệ (%) ĐBSCL 70 2,07 160 4,86 270 5,51 90 128,57 110 68,75 ĐNB 598 17,67 702 21,34 816 16,64 104 17,39 114 16,24 MT&TN 904 26,71 1.113 33,83 1.419 28,94 209 23,12 306 27,49 MB 1.813 53,56 1.315 39,97 2.398 48,91 (498) (27,47) 1.083 82,36 Tổng 3.385 100 3.290 100 4.903 100 (95) (2,81) 1.613 49,03
Năm 2011
Ngƣợc lại với lúa giống, bắp lại là loại giống đƣợc tiêu thụ nhiều nhất ở thị trƣờng Miền Bắc với lƣợng tiêu thụ là 1.813 tấn, chiếm 53,56% thị phần của Trung tâm. Bắp giống đƣợc tiêu thụ hàng đầu ở thị trƣờng này do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, vì điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu ở đây phù hợp để cây bắp sinh trƣởng và phát triển. Thứ hai, do bắp là đƣợc coi là cây lƣơng thực chính của phần lớn bà con nông dân ở các vùng núi phía Bắc. Thứ ba, do điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu nên diện tích để sản xuất lúa rất ít. Do đó mà Trung tâm luôn xem đây là thị trƣờng tiềm năng số một trong việc tiêu thụ bắp giống của mình.
Với lƣợng tiêu thụ 904 tấn bắp giống vào năm 2011, chiếm 26,71% trong tổng thị phần, thị trƣờng Miền Trung và Tây Nguyên là thị trƣờng tiềm năng thứ hai của Trung tâm. Đây là vùng có diện tích trồng bắp chiếm 25% diện tích trồng bắp của cả nƣớc. Do đó điều kiện về khí hậu và đất đai cũng rất phù hợp cho cây bắp sinh trƣởng và phát triển.
Đứng vị trí thứ ba sau Miền Bắc và Miển Trung - Tây Nguyên là thị trƣờng Đông Nam Bộ với lƣợng tiêu thụ là 598 tấn, chiếm 17,67% trong tổng thị phần của Trung tâm. Vùng trồng bắp ở Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là vùng trồng bắp giàu tiềm năng nhất nƣớc ta. Đất trồng ở đây chủ yếu là đất bazan, đất xám và đất phù sa sông ngòi. Đất bazan, đất phù sa sông ngòi có hàm lƣợng mùn và các chất dinh dƣỡng cao, tơi xốp, ít chua, rất phù hợp và thuận lợi cho trồng bắp. Còn đối với đất xám có nguồn gốc từ đất phù sa cổ thành phần cơ giới nhẹ, thoát nƣớc tốt, tuy hàm lƣợng mùn và dinh dƣỡng không cao nhƣng độ ẩm cây héo thấp, đây cũng là loại đất thích hợp để trồng bắp nhƣng cần bón nhiều phân NPK hơn đối với đất bazan. Vùng có số giờ nắng nhiều và ấm áp quanh năm rất thuận lợi cho việc trồng bắp. Chính vì đây là vùng đất giàu tiềm năng trong việc trồng bắp nên Trung tâm đã xây dựng hệ thống phân phối giống rộng khắp các tỉnh trồng bắp nhiều của vùng, đặc biệt ở tỉnh. Nhờ đó mà lƣợng bắp tiêu thụ của vùng tƣơng đối cao.
Thị trƣờng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ tiêu thụ với lƣợng giống 70 tấn, chiếm 2,07% thị phần. Là thị trƣờng tiêu thụ thấp nhất lƣợng bắp giống của Trung tâm. Nguyên nhân là do đây là vùng đất phù sa màu mỡ thích hợp nhất với cây lúa, cây lƣơng thực chính của ngƣời dân và đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích phát triển ở vùng. Do đó mà Trung tâm tập trung phân phối lúa giống đáp ứng nhu cầu bà con nông dân ở đây, nên lƣợng tiêu thụ lúa giống
của thị trƣờng này đứng đầu thị trƣờng, nhƣng tiêu thụ bắp giống thì lại ở vị trí sau cùng. Hơn thế nữa, bắp là loại cây trồng tuy dễ sinh trƣởng nhƣng rất dễ làm kiệt đất, do vậy mà bà con nông dân chỉ trồng bắp ở những khu vực không thể canh tác lúa để góp phần tăng thêm thu nhập, chứ không thể nào trồng luân canh, xen canh cho vụ lúa vì sẽ có hại cho đất.
Năm 2012
Trong năm này lƣợng tiêu thụ bắp giống của Trung tâm có sự chuyển biến, cụ thể thị trƣờng có lƣợng tiêu thụ cao nhất của năm trƣớc lại có xu hƣớng giảm, còn các thị trƣờng khác thì có lƣợng tiêu thụ tăng so với năm trƣớc.
Thị trƣờng Miền Bắc vẫn dẫn đầu thị phần với lƣợng tiêu thụ là 1.315 tấn, giảm 498 tấn (tƣơng ứng giảm 27,47%) so với năm 2011. Lƣợng tiêu thụ thị trƣờng này giảm trong khi lƣợng tiêu thụ các thị trƣờng khác lại tăng khiến cho tỷ trọng trong thị phần của thị trƣờng miền Bắc giảm 13,59% so với năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong năm này, ngoài đối thủ cạnh tranh chính là Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ƣơng, còn xuất hiện thêm một số cơ sở sản xuất bắp giống nhỏ lẻ xâm chiếm một số khúc thị trƣờng ở vùng núi Tây Bắc, khiến cho lƣợng tiêu thụ bắp giống của Trung tâm giảm đáng kể.
Các thị trƣờng khác của Trung tâm đều có lƣợng tiêu thụ tăng trong năm này. Cụ thể thị trƣờng Miền Trung và Tây Nguyên tăng 209 tấn, tƣơng ứng tăng 23,12% so với năm trƣớc, chiếm tỷ trọng 33,83%. Vùng Đông Nam Bộ tăng 104 tấn, tƣơng ứng tăng 17,39%; chiếm 21,34%. Đồng bằng sông Cửu Long có lƣợng tiêu thụ tăng vƣợt bậc nhất, tăng 90 tấn tƣơng ứng tăng 128,57% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 4,86% thị phần. Đây là kết quả của