Giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 35)

e) Phòng kiểm định, kiểm nghiệm và phát triển sản phẩm

3.3.2.1Giá vốn hàng bán

Song song với việc tăng doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng liên tục trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2012 tăng 17,28% so với năm 2011, cụ thể tăng 61.896 triệu đồng. Cho đến năm 2013 con số tăng này lên đến 230.694 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 54,9% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn hàng bán này do những nguyên nhân sau: bắt đầu từ năm 2013 có cách ghi nhận chi phí để tính giá thành, cụ thể trƣớc đây chi phí lƣơng cán bộ quản lý bộ phận hoạt động sản xuất bên ngoài, và chi phí thù lao cộng tác viên quản lý sản xuất bên ngoài, chi phí vận chuyển bốc xếp lúa, bắp nguyên liệu từ ngoài đồng về các trang trại, nhà máy chế biến và một chi phí gián tiếp bộ phận hoạt động ngoài… hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh (chi phí bán hàng và chi phí quản lý) thì từ 2013 đã hạch toán vào chi phí sản xuất tính giá thành nên dẫn đến giá vốn thành phẩm tăng lên đáng kể. Ngoài ra, giá nhập một số mặt hàng bắp lai của Syngenta cũng tăng giá làm cho khoản mục giá vốn này cũng tăng lên.

Để đẩy mạnh mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động bán ra sản phẩm nhằm thu lại nhiều lợi nhuận cho Trung tâm, do đó chi phí bán hàng (quảng bá sản phẩm, marketing, khuyến mãi…) phải tăng. Cụ thể năm 2012 tăng 19,17% so với năm 2011, nhƣng đến năm 2013 lại tăng đến 85,92%, tƣơng ứng 48.553 triệu đồng so với năm 2012. Bên cạnh để nâng cao hoạt động bán ra sản phẩm, sự gia tăng chi phí bán hàng đột ngột này cũng do năm trƣớc Trung tâm chƣa tạm trích các khoản phải trả cho chính sách bán hàng 06 tháng đầu năm 2012, nên năm 2013 đã trích phải trả chính sách bán hàng lên đến 33.000 triệu đồng.

3.3.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý của Trung tâm tăng trong giai đoạn 2011 – 2012, cụ thể tăng 7.635 triệu đồng (tƣơng ứng 37,52%), nhƣng đến năm 2013 chi phí này lại giảm 2.174 triệu đồng (tƣơng ứng 7,77%). Nguyên nhân của sự thay đổi này một phần là do Trung tâm đã có mô hình tổ chức tƣơng đối ổn định, không có sự biến đổi lớn về mặt nhân sự. Bên cạnh đó, giai đoạn này Trung tâm đã có chính sách tổ chức quản lý tốt hơn khâu quản lý nhân viên và tân dụng tốt hiệu suất làm việc của họ do đó số lƣợng số lƣợng sản phẩm làm và bán ra của Trung tâm tăng nhƣng ngƣợc lại chi phí về quản lý doanh nghiệp lại giảm so với giai đoạn trƣớc. Một nguyên nhân nữa cũng không kém quan trọng làm cho khoản chi phí này giảm là do có một số chi phí trƣớc đây đã hạch toán qua chi phí giá thành nhƣ: chi phí lƣơng cán bộ quản lý sản xuất bên ngoài, chi phí thù lao cộng tác viên điều hành sản xuất.

Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011,2012,2013 - Phòng kế toán

Hình 3.5 Các khoản chi phí của Trung tâm qua 3 năm 2011,2012, 2013

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 35)