Thâm nhập sâu và giữ vững thị trường truyền thống

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 85)

GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG 6.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

6.2.1Thâm nhập sâu và giữ vững thị trường truyền thống

Thị trƣờng truyển thống của Trung tâm là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thị trƣờng miền Bắc, Đông Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên. Nhƣng thị trƣờng tiêu thụ trọng điểm sản phẩm giống của Trung tâm là Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Bắc. Vì vậy việc giữ vững và phát triển những thị trƣờng này đối với Trung tâm rất có lợi vì đây là thị trƣờng quen thuộc đã có uy tín.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, do vị trí của Trung tâm thuộc địa phận tỉnh An Giang, là một bộ phận của vùng nên công tác vận chuyển sẽ dễ dàng hơn, chi phí vận chuyển thấp, việc quản lý, thăm dò, khảo sát và trao đổi thuận lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, do đây là vùng có vựa lúa lớn nhất cả nƣớc nên việc tiêu thụ lúa giống của bà con nông dân sẽ mạnh hơn so với các thị trƣờng khác. Do đó, Trung tâm vẫn nên duy trì bán sản phẩm chủ lực của mình vào thị trƣờng này. Tuy nhiên, Theo báo An Giang, số 4200 ra ngày 18 tháng 03 năm 2014, Cục trồng trọt cho biết, dự kiến từ nay đến năm 2015, các

tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 héc ta gieo trồng lúa sang trồng các loại rau màu khác, chủ yếu trong vụ xuân hè. Trong đó, sẽ có 30.000 héc ta trồng bắp, chiếm gần 27%, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, An Giang, Kiên Giang; 8000 héc ta chuyển sang trồng đậu nành, chiếm hơn 7%; rau hoa 27.000 héc ta ; lúa kết hợp thuỷ sản khoảng 22.000 héc ta…Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng do sản xuất lúa vụ xuân hè bấp bênh, thiếu nguồn nƣớc tƣới tiêu trong suốt vụ sản xuất. Do đó, mà Trung tâm nên có chính sách dự báo trƣớc nhu cầu tiêu thụ của vùng, có thể lƣợng lúa giống tiêu thụ sẽ giảm và bà con sẽ chuyển sang trồng bắp và các loại rau màu nên lƣợng tiêu thụ các loại giống này sẽ tăng. Từ đó có chính sách sản xuất, thu mua và nhập khẩu các loại giống cho phù hợp để đảm bảo cung ứng tốt và đủ nhu cầu giống cây trồng của bà con nông dân, tránh tình trạng tồn kho quá mức gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng giống. Ngoài ra, việc điều tra nghiên cứu chi tiết các khu vực thuộc các tỉnh thành trong vùng có nhu cầu chuyển đổi giống cây trồng cũng là việc làm hết sức cần thiết để Trung tâm có chính sách thâm nhập sâu sản phẩm vào những nơi có nhu cầu để kịp thời cung ứng.

Đối với thị trƣờng miền Bắc, Trung tâm vẫn nên duy trì việc cung cấp sản phẩm chủ lực thứ hai của mình (bắp giống) ra thị trƣờng này. Thành lập thêm các đại lý cung cấp giống về tận các xã, các vùng sâu để bà con nông dân vùng cao dễ dàng tiếp cận với giống bắp của Trung tâm và cách canh tác, gieo trồng theo hƣớng dẫn của các cán bộ kỹ thuật Trung tâm để có năng suất tối ƣu nhất.

Trung tâm cũng cần quan tâm đến các khúc thị trƣờng mà tiềm năng chƣa khai thác hết nhƣ Đông Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên. Tuy đây không phải là hai thị trƣờng trọng điểm của Trung tâm nhƣng cũng đóng góp lớn vào việc tiêu thụ các sản phẩm giống của Trung tâm. Do vậy mà Trung tâm nên duy trì lƣợng giống cung cấp vào hai thị trƣờng này, ngoài ra cũng tiến hành điều tra nghiên cứu các đoạn thị trƣờng còn tiềm năng chƣa đƣợc khai thác để tiến hành mở rộng quy mô tiêu thụ sang các đoạn thị trƣờng đó.

6.2.2 Mở rộng thị trường

Nhìn chung, với thị trƣờng hiện có thì Trung tâm cần liên tục tạo lòng tin của ngƣời tiêu dùng để củng cố thị trƣờng. Không dừng lại ở đó, Trung tâm cũng cần phải khai thác những thị trƣờng còn có nhu cầu về giống cây trồng mà kênh phân phối của mình chƣa phát triển đến, nhƣ ở các huyện, xã hay thị trƣờng vùng cao, vùng sâu vùng xa mà bà con nông dân chƣa có điều kiện tiếp cận đến các sản phẩm giống của Trung tâm. Do đó, việc khảo sát,

nghiên cứu thị trƣờng để phát hiện nhu cầu là vô cùng cần thiết và hiệu quả đối với giải pháp này, thông qua những kết quả nghiên cứu đó, Trung tâm có hƣớng giải pháp phù hợp để phân phối hàng hoá đến tận tay ngƣời tiêu dùng. Quá đó, góp phần làm tăng quy mô tiêu thụ của Trung tâm.

Trung tâm có thể tăng số lƣợng đại lý ở thị trƣờng của những khu vực còn quá ít đại lý hoặc thị trƣờng của những khu vực hoàn toàn mới nhằm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến tay ngƣời nông dân. Đặc biệt là đối với thị trƣờng Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên vì đây là khu vực còn tiềm năng, và đây cũng là thị trƣờng mà các đối thủ cạnh tranh đang muốn hƣớng đến. Trung tâm có thể mở rộng thị trƣờng ở các khu vực này theo hai hƣớng:

- Tăng đại lý ở những khu vực đã xâm nhập đƣợc.

- Thâm nhập vào những thị trƣờng mới trong khu vực.

Trong thực tế, công việc này thật sự khó khăn, vì vậy để đạt kết quả tốt, Trung tâm cũng cần giải quyết những vấn đề sau:

- Chọn đội ngũ cán bộ nhân viên thị trƣờng có sức khoẻ tốt, có kinh nghiệm, trình độ, nhiệt tình với công tác này, có thể đi xa lâu (gia đình đảm bảo ổn định), có nhƣ vậy mới tạo điều kiện cho họ an tâm công tác, việc giám sát thị trƣờng không bị gián đoạn. Tạo nơi ăn chốn ở cho họ tại địa bàn công tác cũng nhƣ việc kiểm tra và giám sát. Duy trì chế độ khen thƣởng khi cán bộ thị trƣờng làm việc có hiệu quả.

- Đƣa các loại giống phù hợp với đất đai, khí hậu điều kiện canh tác và nhu cầu thị hiếu của nông dân ở đây.

- Ngoài ra, Trung tâm cần có thêm các chính sách , phần thƣởng xứng đáng cho các đại lý tuỳ theo khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ của họ trong từng tháng để khuyến khích những đại lý tiêu thụ hàng hoá nhiều hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 85)