Khối lượng giống tiêu thụ theo mặt hàng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 42)

GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG

4.1.2.1 Khối lượng giống tiêu thụ theo mặt hàng

Trong nền kinh tế thị trƣờng việc tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, thị trƣờng, đặc điểm sản xuất mà từng doanh nghiệp áp dụng từng hình thức tiêu thụ sao cho phù hợp. Đối với Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức, do có chính sách phân phối hợp lý nên việc tiêu thụ các sản phẩm giống của Trung tâm nhìn chung đều tăng qua các năm. Trong đó, có 3 nhóm sản phẩm chính là lúa giống, bắp giống và giống rau màu.

Sau đây là tình hình tiêu thụ chung của nhóm lúa giống và bắp giống qua 3 năm từ 2011 đến 2013; riêng đối với giống rau màu do có nhiều chủng loại và Trung tâm bán ra trên thị trƣờng với nhiều đơn vị tính khác nhau (nhƣ kg, gói, hạt…) nên nhóm sản phẩm này không đƣợc thống kê vào tiểu mục khối lƣợng tiêu thụ của đề tài, mà tình hình tiêu thụ của loại giống này sẽ đƣợc phân tích vào phần doanh thu tiêu thụ ở tiểu mục tiếp theo.

Bảng 4.2 Khối lƣợng tiêu thụ giống của Trung tâm qua 3 năm (2011 – 2013)

ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 KL KL KL KL Tỷ lệ % KL Tỷ lệ % 1. Lúa 17.737 21.226 32.500 3.489 19,67 11.274 53,11 2. Bắp 3.385 3.290 4.903 (95) (2,81) 1.613 49,03 Tổng 21.122 24.516 37.403 3.394 16,07 12.887 52,57

Nguồn: Phòng kế toán – TT nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức

Qua số liệu phân tích bảng 4.2, ta thấy việc tiêu thụ các sản phẩm giống của Trung tâm tăng rõ rệt qua 3 năm từ 2011 đến 2013.

Cụ thể khối lƣợng tiêu thụ năm 2011 là 21.122 tấn.

Năm 2012 là 24.516 tấn tăng 16,07% so với năm 2011.

Sang năm 2013 con số này lên đến 37.403 tấn tăng 12.887 tấn (tƣơng ứng tăng 52,566%) so với năm 2012.

Kết quả này là do trong những năm vừa qua, Trung tâm đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, mở rộng các kênh phân phối, kích thích tiêu thụ sản phẩm, có những chính sách ƣu đãi đối với các đại lý, để họ hợp tác lâu dài và bán ra nhiều sản phẩm hơn.

Tình hình tiêu thụ lúa giống

Lúa giống là mặt hàng chủ lực của Trung tâm, nên việc nghiên cứu và sản xuất loại giống này đƣợc đặc biệt chú trọng, hàng năm Trung tâm cung ứng ra thị trƣờng nhiều loại lúa giống mới phù hợp với đặc tính kỹ thuật, đặc tính mùa vụ và kỹ thuật canh tác của bà con nông dân, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng. Thêm vào đó là những chính sách hỗ trợ cho ngƣời nông dân nhƣ việc bao tiêu sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật, cùng nông dân ra đồng, cùng nông dân chăm sóc sức khoẻ, cùng nông dân bảo vệ môi trƣờng…đã làm cho ngƣời nông dân tin tƣởng và sử dụng giống lúa của Trung tâm trong suốt những năm qua. Biểu hiện là lƣợng tiêu thụ lúa giống tăng đều qua các năm.

Năm 2012 Trung tâm bán ra 21.226 tấn lúa giống, tăng 3.489 tấn (tƣơng ứng tăng 19,67%) so với năm 2011.

Sang năm 2013 con số bán ra lên đến 32.500 tấn, tăng 11.274 tấn (tƣơng ứng tăng 53,11%) so với năm 2012.

Tình hình tiêu thụ bắp giống

Qua số liệu phân tích bảng 4.2 cho ta thấy, lƣợng bắp giống mà Trung tâm bán ra qua 3 năm có sự biến động.

Năm 2012, lƣợng bắp giống tiêu thụ là 3.290 tấn, giảm 95 tấn (tƣơng ứng giảm 2,81%) so với năm 2011, do năm 2012 sản phẩm bắp lai của các đối thủ cạnh tranh tấn công và chiếm lĩnh một số phân khúc của thị trƣờng miền Bắc, khiến sản phẩm tiêu thụ của Trung tâm giảm sút so với năm trƣớc.

Sang năm 2013, lƣợng tiêu thụ bắp giống là 4.903 tấn, tăng 1.613 tấn (tƣơng ứng tăng 49,03%) so với năm 2012. Đây là kết quả mong đợi của chiến lƣợc sản phẩm mà lãnh đạo Trung tâm đã đề ra, Trung tâm đã nhập về giống bắp lai F1 NK 54, có trái to, dài, cùi nhỏ, có khả năng chịu hạn cao và kháng bệnh rỉ sắt, rất phù hợp với khí hậu và đất đai ở nhiều vùng, trong đó có thị trƣờng miền Bắc. Nhờ đó mà lƣợng tiêu thụ bắp giống của Trung tâm năm 2013 đã tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường sản phẩm giống của trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống bình đức – an giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)