ĐẾN THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ GIỐNG CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG
5.1.1 Môi trường chính trị pháp luật
Tình hình chính trị nƣớc ta tƣơng đối ổn định tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm và các đại lý luôn thuận lợi. Bên cạnh đó cũng thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh gay gắt. Do đó, Trung tâm phải không ngừng mở rộng quy mô cũng nhƣ độ dài của kênh phân phối để đảm bảo hàng hóa có mặt khắp nơi đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh cho Trung tâm.
Đa số những chính sách của Nhà nƣớc nhƣ “Nghị định 41/2010/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”… đều có ảnh hƣởng tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh của ngƣời nông dân. Một mặt, tạo điều kiện cho họ phát triển, mặt khác cũng tạo ra sự chuyển biến lớn cho ngành nông nghiệp.
Để từng bƣớc xây dựng mạng lƣới phân phối hàng hoá sản xuất trong nƣớc, thông báo kết luận số 264/TB – T.Ƣ của Bộ Chính Trị về “tăng cƣờng hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn…”. Đây là một khâu đột phá trong thực hiện cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các nhà phân phối lớn thuộc các thành phần kinh tế tăng cƣờng liên kết phát huy sức mạnh về vốn, về kinh nghiệm thị trƣờng, xây dựng các trung tâm dự trữ hàng ở các khu vực có sức mua lớn, chủ động mua hàng của các nhà sản xuất, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm, sản xuất theo mùa vụ tiêu thụ quanh năm.
Về môi trƣờng, các chinh sách đƣợc đề ra nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất. Các chính sách này có tác động tích cực đến nông nghiệp, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng tốt, đảm bảo quá trình sản xuất lâu dài.
Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình “Ba giảm, ba tăng” với nội dung giảm lƣợng giống gieo sạ, phân đạm, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế; nhằm cải tạo môi trƣờng ô nhiễm ở nông thôn đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể; mật độ rầy ở những đồng ruộng có áp dụng chƣơng trình thấp hơn từ 2 đến 3 lần, giảm áp lực phải sử dụng thuốc hoá học để trừ rầy và giảm hàm lƣợng phân bón nhƣng năng suất vẫn tăng 80 kg thóc đến 150 kg thóc trên một hécta.
Trong những năm gần đây Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang có chủ trƣơng vấn đề liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nƣớc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nông dân ở An Giang trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Một mặt, vừa giúp nông dân tích cực bồi dƣỡng kỹ năng khoa học công nghệ, vừa nâng cao kiến thức sản xuất, mặt khác dễ dàng trong việc năm bắt nhu cầu khách hàng thông qua mối quan hệ hợp tác với Nhà nƣớc và các doanh nghiệp, trong đó có công ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang. Làm đẩy mạnh mối quan hệ giữa công ty và ngƣời nông dân để công ty có thể tiếp nhận những thông tin phản hồi nhanh chóng và chính xác về khách hàng của mình trong lúc trao đổi các câu hỏi trong các chƣơng trình đó.
Tuy nhiên, riêng về chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp vẫn còn thấp do thiếu vốn đầu tƣ và vẫn còn nhiều hạn chế nên cũng gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện canh tác của ngƣời nông dân.
Công ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang nói chung và Trung tâm nói riêng có mối quan hệ tốt đẹp với chính quền địa phƣơng. Điều này cũng dễ hiểu vì trong giai đoạn đầu của quá trình thành lập và phát triển của công ty phù hợp với các chính sách của tỉnh, vì nó vừa thể hiện việc đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam của chính phủ, vừa góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm tăng năng suất cây trồng góp phần xoá đói giảm nghèo. Đây là một trong những thuận lợi để Trung tâm hoạt động ngày một phát triển.