ĐẾN THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ GIỐNG CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT GIỐNG BÌNH ĐỨC – AN GIANG
5.1.2 Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế là nhân tố tác động gián tiếp nhƣng cũng không kém phần quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty nói chung và các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành giống nói riêng. Cụ thể về tốc độ tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta trong thời gian qua có sự biến động. Xét về tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP, do xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm dịch chuyển rõ rệt cơ cấu kinh tế đó là giảm tỷ
trọng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng mạnh tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và giữ tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá, để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Trong đó, kết quả của việc thực hiện mục tiêu này của chính phủ là đóng góp GDP của nông nghiệp giảm dần từ 20,8% năm 2011 còn 19,7% năm 2012 và giảm còn 18,4 % trong năm 2013. Trong đó diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Trung bình mỗi năm nƣớc ta mất khoảng 59.000 ha diện tích đất lúa (theo baomoi.com).
Đây sẽ là một bất lợi cho ngành.
Hình 5.1 Cơ cấu GDP theo nhóm ngành kinh tế năm 2013
Bên cạnh đó, có thể nói nhân tố môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các thành viên kênh phân phối. Gần đây, tình hình kinh tế thế giới liên tục biến động, sự biến động của nền kinh tế luôn là mối quan tâm của Trung tâm giống và ngƣời nông dân, hầu nhƣ khó có thể biết đƣợc chuyện gì sẽ xảy ra khi giá cả thị trƣờng nông sản luôn luôn có sự biến động. Nền kinh tế phát triển nóng làm cho lạm phát tăng lên kéo theo sự tăng giá của phân bón, thuốc trừ sâu và các yếu tố phục vụ cho sản xuất khác. Việc tăng giá của vật tƣ hàng hoá sẽ kéo theo hàng loạt các khoản chi chi phí tăng lên do Trung tâm và ngƣời nông dân phải chịu. Khi giá giống bán ra tăng làm tăng chi phí đầu vào của ngƣời nông dân, nếu giá cả hàng hóa nông sản sụt giảm thì ngƣời nông dân khó có khả năng sinh lời. Điều này sẽ ảnh hƣởng không tốt đến khả năng thanh toán của khách hàng và sẽ làm chậm vòng quay vốn của Trung Tâm. Cụ thể theo thông tin của trang baodongthap.com cập nhật ngày 20/11/2013 cho biết, giá lúa giống nói chung của các Trung tâm giống và các công ty chuyên sản xuất giống các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long cuối năm 2013 có sự biến động, giá giống lúa nguyên chủng có giá từ 12.500 - 13.500 đồng/kg, giống các nhận từ 11.500 - 12.500 đồng/kg và lúa giống có xác nhận nhƣng phẩm cấp thấp và trung bình có giá từ 9.500 –
10.000 đồng/kg, thấp hơn năm trƣớc khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg. Tuy nhiên, giá lúa giống thấp so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng vẫn không kích thích đƣợc sức mua của bà con nông dân. Điều này sẽ ảnh hƣởng không tốt đến khả năng thanh toán của khách hàng và sẽ làm chậm vòng quay vốn của Trung Tâm.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam (VFA), trong thời gian tới, giá gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm do Thái Lan buộc phải bán tháo số gạo tồn kho mà Chính phủ nƣớc này mua theo chƣơng trình trợ giá lúa gạo để giải phóng kho chứa và trả tiền cho nông dân. Phó thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Thƣơng mại Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan cho biết, trong trong năm 2014, nƣớc này dự định sẽ bán trong bình khoảng 1 triệu tấn gạo/tháng từ kho dự trữ. Và VFA cũng dự báo lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam (Quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới) sang Trung Quốc và Châu Phi sẽ giảm trong năm 2014 do sự cạnh tranh từ Thái Lan cũng nhƣ Ấn Độ và Pakistan đều tăng trong lúc thị trƣờng gạo toàn cầu đang rơi vào tình trạng dƣ cung. Mà nƣớc ta, ngành giống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị hạt gạo xuất khẩu. Hiện nay ngành giống đƣợc xem là khâu quan trọng đầu tiên và quyết định trong chuỗi sản xuất liên hoàn khép kín đa dạng ngành nghề nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc xuất khẩu gạo có thƣơng hiệu ra thị trƣờng quốc tế. Nhƣng với tình hình kinh tế trên gây khó khăn lớn cho thị trƣờng lúa gạo Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và sâu hơn nữa là các công ty sản xuất giống, trong đó có Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống Bình Đức – An Giang.
Do đó, trƣớc ngƣỡng cửa của quá trình hội nhập kinh tế WTO, ngoài những cơ hội đang mở ra cho nền kinh tế nƣớc ta, điều mà các doanh nghiệp trong ngành giống cũng nhƣ Trung Tâm và ngƣời nông dân quan tâm nhất lúc bấy giờ chính là sự cạnh tranh các mặt hàng nông sản của Thái Lan cả về mặt giá cả lẫn chất lƣợng sản phẩm, và liệu họ có khả năng cạnh tranh với các nƣớc mạnh nhƣ Thái Lan hay không khi mà nền kinh tế Việt Nam đang bƣớc dần đến ngƣỡng cửa hội nhập. Điều này đặt ra một thách thức cho Trung Tâm là luôn phải cải tiến chất lƣợng giống cây, để khi mà ngƣời nông dân mua giống về sản xuất ra đƣợc các loại nông sản có năng suất và chất lƣợng cao thì mới có thể cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
5.1.3 Môi trường văn hoá – xã hội
Văn hóa tác động đến việc mở rộng kênh phân phối vì ở những vùng, địa điểm khác nhau có phong tục tập quán sản xuất khác nhau thì nhu cầu về quy mô và độ dài kênh phân phối cũng khác nhau. Ví dụ: đối với khu vực
đồng bằng sông Cửu Long có tập quán mua nợ nên đòi hỏi quy mô cũng nhƣ tài chính của kênh phân phối phải lớn mạnh. Do mua nợ nên ngƣời tiêu dùng phải chịu sự chi phối của đại lý không thể mua hàng theo yêu cầu, tác động hàng lan tỏa nhanh và bán đƣợc sản phẩm mà đại lý mong muốn và kênh luôn đƣợc ổn định. Ngƣợc lại, thị trƣờng miền Bắc không thích mua nợ buộc đại lý phải bán sản phẩm theo yêu cầu dẫn đến khó tác động đƣa sản phẩm ra bên ngoài, độ ổn định kênh yếu.
Thói quen cũng nhƣ văn hóa tiêu dùng của ngƣời nông dân đƣợc các nhân viên ở khu vực nắm rất rõ nên giữa Trung tâm và khách hàng không có sự ngăn cách lớn về mặt thông tin. Trung tâm thƣờng sản xuất ra các loại giống theo phần đông nông dân có nhu cầu và đƣa ý kiến trong các hội thảo nên khá chủ động trong việc bán sản phẩm và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng kinh doanh và marketing của Trung tâm luôn thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, nên có định hƣớng sẽ nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng trong tƣơng lai. Đây cũng là điều đáng đƣợc khuyến khích và ủng hộ, để có sự chuẩn bị kế hoạch sản xuất của mình và hiểu đƣợc vị trí của họ trong thị trƣờng cạnh tranh nhƣ thế nào, làm cho Trung tâm ngày càng hiểu khách hàng của mình hơn nữa.
5.1.4 Môi trường kỹ thuật – công nghệ
Khoa học kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất giống của trung Tâm. Việc làm thế nào để hạ giá thành sản xuất và nâng cao chất lƣợng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Trung Tâm. Ngày này, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Đặc biệt là công nghệ lai tạo giống cây trồng mới có những đặc tính vƣợt trội rất đƣợc chú trọng và quan tâm.
Trung Tâm chủ động đƣợc nguồn nhân lực, áp dụng nhiều phƣơng pháp kỹ thuật sản xuất khác nhau, lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lƣợng, ít sâu bệnh, canh tác đồng bộ, đúng lịch sẽ là cơ sở cho việc giảm giá thành sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Trung Tâm cho thấy các phƣơng pháp sản xuất theo đúng nghĩa khoa học và kết hợp sản xuất theo kinh nghiệm vốn có của họ. Trung Tâm sản xuất theo khoa học và sự sản xuất của họ có sự thực nghiệm theo một quy trình sản xuất cụ thể đƣợc nghiên cứu.
Các mặt khác cũng vậy, Trung Tâm làm giảm giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm sẽ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, những gì mà Trung Tâm làm đƣợc theo đánh giá của các nhà khoa
học, những ngƣời am hiểu trong lĩnh vực hàng hóa nông sản đánh giá và phân tích thì sản phẩm của Trung Tâm thực sự đủ sức cạnh tranh.